Hơn 537.000 tỷ được bơm vào nền kinh tế, tăng trưởng tiền gửi thấp kỷ lục: Người dân đã chuyển tiền đi đâu?
Thứ hai - 30/08/2021 10:34
Người dân giảm mạnh gửi tiền vào ngân hàng
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tổng phương tiện thanh toán toàn nền kinh tế đạt hơn 12,6 triệu tỷ đồng vào cuối tháng 6, tăng 4,43% so với cuối năm 2020. Xét về quy mô, tổng cung tiền của nền kinh tế đã tăng thêm gần 537.100 tỷ đồng sau nửa đầu năm.
Trong đó, tiền gửi của cư dân ghi nhận ở mức 5,3 triệu tỷ đồng, tăng 2,94%. Đây là mức tăng trưởng nửa năm thấp nhất trong lịch sử dữ liệu thống kê được công bố và thấp hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng trung bình 10,14% vào cuối tháng 6 trong giai đoạn từ năm 2012 đến nay. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt hơn 5,1 triệu tỷ đồng, tương đương tăng 4,78%
Diễn biến trên hoàn toàn trái ngược so với bình quân các năm trước, khi tăng trưởng tiền gửi của dân cư thường lớn hơn nhiều so với các tổ chức kinh tế. Đồng thời, tốc độ tăng trưởng huy động vốn chung của cả hệ thống thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng (6 tháng tăng 5,1%).
Theo báo cáo tài chính quý II/2021, một số ngân hàng đã ghi nhận tình trạng quy mô tiền gửi sụt giảm trong khi dư nợ cho vay vẫn tăng trưởng đều.
Tại ABBank, số dư tiền gửi khách hàng tại ngày 30/6/2021 là 67.136 tỷ đồng, giảm hơn 5.300 tỷ so với đầu năm, tương đương giảm tới 7,4%. Trong khi đó, dư nợ cho vay khách hàng của ABBank vẫn tăng 5,9% trong nửa đầu năm và đạt trên 67.000 tỷ đồng, xấp xỉ với con số tiền gửi.
Tương tự, tại SeABank, tiền gửi của khách hàng sụt giảm hơn 5.200 tỷ đồng, tương đương giảm 4,7% xuống còn 107.984 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2021. Trong khi đó, dư nợ cho vay của nhà băng này vẫn ghi nhận tăng trưởng 2,5%, đạt 111.578 tỷ đồng.
Tại NCB, huy động tiền gửi khách hàng sụt giảm 4% trong nửa đầu năm xuống 68.903 tỷ đồng, trong khi dư nợ cho vay khách hàng tăng 4% lên 41.740 tỷ. VietCapitalBank ghi nhận tiền gửi giảm 4%, trong khi cho vay tăng mạnh 11%.
Một số nhà băng khác cũng ghi nhận tiền gửi sụt giảm như: Saigonbank (giảm 0,3%), PGBank (giảm 0,2%).
Tiền đang chảy vào đâu?
Tăng trưởng tiền gửi thấp hơn nhiều so với cung tiền cho thấy một lượng lớn tiền đã được người dân nắm giữ trực tiếp dưới dạng tiền mặt hoặc chuyển sang các kênh đầu tư khác.
Theo giới phân tích, trong gian đoạn khó khăn do dịch bệnh COVID-19 gây ra, tiền gửi cá nhân xuống thấp là điều hiển nhiên. Bởi người dân rút tiền gửi nhằm đáp ứng cho nhu cầu chi phí đời sống, hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, tình trạng lãi suất huy động ở mức thấp kỷ lục cũng góp phần thúc đẩy người dân rút tiền gửi, chuyển sang kênh đầu tư khác
Hiện lãi suất tiết kiệm kỳ hạn dưới 6 tháng tối đa chỉ ở mức 4%/năm. Thậm chí, nhiều ngân hàng lớn niêm yết lãi suất kỳ hạn 1-5 tháng chỉ ở mức 3%/năm. Đối với kỳ hạn 12 tháng trở lên, lãi suất cao nhất là 7%/năm, thấp nhất là 5%/năm. Mức lãi suất trên sau khi khấu trừ lạm phát trở nên không còn sức hút đối với người gửi tiền.
Trong khi đó, nhiều kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản… nổi lên với khả năng sinh lời hấp dẫn.
Số liệu từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) cho thấy 7 tháng đầu năm, thị trường ghi nhận gần 721.000 tài khoản cá nhân trong nước được mở mới. Con số này cao hơn tổng lượng tài khoản mở mới của cả năm 2020 và 2019 cộng lại.
Đây cũng là hệ quả của những hoạt động giãn cách xã hội, chu kỳ tiền rẻ và hiệu ứng truyền thông. Những điều này đã góp phần đưa TTCK Việt Nam trở thành một trong những thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh mẽ nhất khu vực trong gần nửa đầu 2021.
Ngoài chứng khoán, bất động sản cũng là kênh được nhiều người hướng tới khi lãi suất tiền gửi xuống thấp.
Bóc tách dư nợ được thống kê thông qua hệ thống ngân hàng thì kênh bất động sản vẫn đang là tài sản được người Việt phân bổ tỷ trọng tiền lớn nhất. Theo số liệu được TS. Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) công bố, tính đến hết quý I/2021, tín dụng vào bất động sản đạt 1,85 triệu tỷ, tăng 3%, cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng trung bình chung toàn ngành và chiếm hơn 19,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế.
Thực tế, sự sôi động của thị trường bất động sản và chứng khoán thể hiện rất rõ qua mức thuế mà 2 nhóm ngành này đóng góp vào ngân sách. Số liệu của Tổng cụ thuế cho biết, số thuế thu từ chuyển nhượng bất động sản trong 7 tháng đầu năm đã đạt gần 25.000 tỷ đồng, tăng 62% so với cùng kỳ 2020. Trong khi số thu từ kinh doanh chứng khoán tăng gấp 2,47 lần, đạt trên 5.000 tỷ.
Quang Diệu
Những tin mới hơn
- Diễn biến mới của 3 cây cầu nghìn tỷ tại TP.HCM (02/09/2021)
- Doanh nghiệp bất động sản tìm cách xoay sở trong vòng xoáy đại dịch (02/09/2021)
- Thị trường bất động sản Bình Dương: Qua rồi cái thời phân lô bán nền (05/09/2021)
- Chuyên gia cảnh báo: Bất động sản “vào thế khó chồng khó” nếu dịch kéo dài đến cuối năm (08/09/2021)
- Tuyến đườɴɡ hơn 5.300 tỷ nối Nam Định với cao tốc đaɴɡ triển khai thế nào (11/09/2021)
Những tin cũ hơn
- Doanh nghiệp bất động sản có nguy cơ chết trên đống tài sản' (30/08/2021)
- Liệu Trung Quốc có vượt được Mỹ và trở thành siêu cường thực sự trước khi già hóa? (05/08/2021)
- Cận cảnh dự án từng bị Thanh tra Chính phủ "sờ gáy", hàng loạt biệt thự vẫn bỏ hoang (20/07/2021)
- Lãi suất giảm mạnh, có nên “chớp” thời cơ vay mua nhà? (17/06/2021)
- Ưu, nhược điểm của 2 hình thức giải ngân vay vốn mua nhà (17/06/2021)
Danh mục
Bài viết mới nhất
- CƠ HỘI VÀNG ĐẦU TƯ - LÔ ĐẤT MẶT TIỀN QUỐC LỘ 1A, CÁCH TP. NHA TRANG CHỈ 15KM!
- BÁN LÔ ĐẤT FULL THỔ CƯ 150M² MẶT TIỀN ĐƯỜNG BẾN ĐÒ, PHƯỜNG NINH HÀ, TX NINH HÒA
- Cơ hội vàng đầu tư bất động sản tại Quốc lộ 1A, Ninh Quang, Thị xã Ninh Hòa!
- Cần bán lô đất có vài Điểm nổi bật như sau
- Vạn Xuân Nha Trang – Sản Phẩm Đẹp, Giá Cả Hợp Lý Cho Tổ Ấm Mơ Ước**
- BÁN ĐẤT CHÍNH CHỦ GIÁ TỐT.
- Bất động sản Trung Quốc ghi nhận tín hiệu tích cực nhờ loạt chính sách can thiệp
- Tìm hàng xóm
- Cửa ngõ hướng biển giúp Ninh Hòa vươn mình ra biển lớn
- Trình Thủ tướng phê duyệt quy hoạch casino, sân bay tại Vân Phong
- Quy hoạch KKT Vân Phong: Tăng đất khu phi thuế quan và đất tái định cư
- Chật vật giải quyết hậu phân lô bán nền
- Dự kiến 7 địa danh quy hoạch thành khu du lịch quốc gia ưu tiên
- Trải thảm đỏ thu hút nhà đầu tư vào Khu kinh tế Vân Phong
- Hậu sốt đất, người sốt ruột, kẻ đủng đỉnh “ôm” tiền chờ đợi
- VIDEO: Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân nói về cơ hội để Khánh Hòa bứt phá từ Nghị quyết 09 và Nghị quyết 55
- Có Nên Đầu Tư hay mua đất Thị Xã Ninh Hòa hay không?
- Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột: Đắk Lắk “tăng tốc” triển khai dự án
- Sắp có làn sóng đầu tư mới đổ bộ vào Khu kinh tế Vân Phong, Khánh Hòa?
- Hưng Thịnh đề xuất ý tưởng và tài trợ quy hoạch khu vực 34.600 ha tại Khánh Hòa