Giới thiệu tổng quan về Thành phố Đà Nẵng
Thứ năm - 17/06/2021 04:24
1. Khái quát vị trí tự nhiên củaThành phố Đà Nẵng
Trước năm 1996, Đà Nẵng là một vùng thuộc tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên, từ ngày 06 tháng 01 năm 1996, Quốc hội đã tiến hành phê chuẩn quyết định chia tách thành phố Đà Nẵng tỉnh Quảng Nam thành hai đơn vị hành chính độc lập: Thành phố Đà Nẵng trực thuộc trung ương và tái lập tỉnh Quảng Nam. Bộ máy hành chính sau khi chia tách chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 1997.
Hiện nay, thành phố có tổng diện tích tự nhiên là 128.488 ha (tương ứng với 1.284,88 km2). Trong đó, huyện đảo Hoàng Sa chiếm diện tích trên đất liền đến 30.500 ha. Phần còn là là diện tích của 6 quận (Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lê, Hải Châu, Thanh Khê) và 2 huyện (Hoà Vang, huyện đảo Trường Sa. Tổng thể khu vực tiếp giáp với các tỉnh thành, khu vực sau:
2. Sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, trù phú
Đà Nẵng là khu vực giao thoa giữa hai miền khí hậu Nam - Bắc, tuy nhiên trên thực tế vẫn mang đậm bản sắc khí hậu nhiệt đới ở miền Nam. Mỗi năm tại đây thường có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Biên độ nhiệt độ thường ở mức trung bình và ít biến động. Điều này đã góp phần đa dạng, ổn định và hạn chế thấp nhất những tác động tiêu cực của khí hậu lên tài nguồn tài nguyên khu vực.
Ngoài ra, địa hình khu vực Thành phố Đà Nẵng khá đa dạng và phong phú với một bên là những dải núi cao thuộc đèo Hải Vân, một bên là bán đảo Sơn Trà hoang sơ, kỳ vỹ. Đồng thời, tại đây còn có các khu vực đồng bằng, vùng ven biển, vùng ven sông đan xen nhau. Tất cả đã góp phần làm nên một Đà Nẵng giàu có về tài nguyên thiên nhiên.
Tài nguyên đất
Địa hình phân chia thành nhiều loại đã góp phần giúp cho tài nguyên đất khu vực này trở nên phong phú với nhiều loại khác nhau như: cồn cát, đất cát ven biển, đất phèn, đất phù sa, đất mùn đỏ vàng,... Trong đó, có hai nhóm đất đã góp phần không nhỏ trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp của vùng:
- Nhóm đất phù sa (phổ biến tại các đồng bằng ven biển), phù hợp cho việc thâm canh lúa, trồng và mở rộng quy mô các loại rau củ, hoa quả, cung cấp cho nhu cầu trong và ngoài khu vực.
- Nhóm đất đỏ vàng (phổ biến tại các đồi núi) thích hợp cho vấn đề trồng những nhóm cây công nghiệp dài ngày, dược liệu, chăn nuôi gia súc,... Đặc biệt, đây là vị trí thuận lợi, tạo kết cấu vững chắc cho việc bố trí, xây dựng những công trình cơ sở hạ tầng.
Tài nguyên nước
Thành phố Đà Nẵng được nhiều người ví là “thành phố nằm trong lòng biển cả” bởi diện tích đường bờ biển dài 30km, bao bọc một phần thành phố. Do đó, ngành du lịch tại đây sở hữu cho mình nhiều lợi thế với những bãi biển đẹp, có giá trị lớn như: Non nước, Thanh Khê, bãi tắm Đà Nẵng,... Thành phố còn sở hữu vùng lãnh hải thềm lục địa có độ sâu khoảng 200m, thích hợp cho việc phát triển kinh tế trên nhiều lĩnh vực và giao lưu với nước ngoài.
Ngoài ra, những con sông, ao hồ có nguồn gốc từ phía Tây, Tây Bắc của thành phố và tỉnh Quảng Nam như: sông Hàn, sông Yên, sông Vĩnh Điện, sông Phú Lộc,... đã góp phần hình thành nên những mặt nước nuôi trồng thủy sản với các loại như: tôm hùm, tôm sú, cá hồi, cá mối,...
Tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê vào cuối năm 2019 đầu năm 2020 cho thấy diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng hiện nay là 62.839 ha, nằm chủ yếu ở khu vực phía Tây và Tây Bắc của thành phố. Ba loại rừng phổ biến nhất ở đây là: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.
Tỷ lệ che phủ trung bình của những cánh rừng này là 49,6%, tạo ra sản lượng gỗ hàng năm là 3 triệu m3. Những cánh rừng của Thành phố Đà Nẵng không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà còn hỗ trợ cho công tác nghiên cứu, bảo vệ hệ sinh thái, tạo nên những cảnh quan hùng vĩ góp phần phát triển du lịch. Hiện nay, thành phố này sở hữu cho mình ba khu bảo tồn thiên nhiên có giá trị du lịch, kinh tế cao là:
3. Đà Nẵng được nhiều người gọi với cái tên “Thành phố đáng sống”
Sở dĩ thị trường bất động sản Đà Nẵng luôn thu hút giới đầu tư là do thành phố sở hữu nhiều điểm mạnh về cơ sở hạ tầng, giao thông đô thị. Tuy mức độ đô thị hóa nhanh nhưng việc cải tạo cảnh quan, duy trì không gian sống xanh luôn được các cấp chính quyền chú trọng. Từ đó tạo nên một thành phố được nhiều người đánh giá là “đáng sống nhất Việt Nam”.
Đà Nẵng được nhiều người gọi với cái tên “thành phố đáng sống”
Đà Nẵng được nhiều người gọi với cái tên “thành phố đáng sống”
Hệ thống giao thông từng bước được hoàn thiện
Trong những năm trở lại đây, Thành phố Đà Nẵng đã ưu tiên tập trung nhiều nguồn lực cho việc triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông. Các công tác quy hoạch và tập trung huy động vốn, nguồn lực được triển khai thực hiện một cách có hiệu quả, nhờ đó mà hệ thống giao thông tại đây đã từng bước được hoàn thiện một cách đồng bộ.
Hệ thống giao thông đường bộ
Hệ thống giao thông đường bộ chính của Thành phố Đà Nẵng phải kể đến một số tuyến đường cao tốc, đường quốc lộ và 2 bến xe thực hiện vận chuyển liên tỉnh. Đặc biệt, riêng trong nội khu, thành phố có tổng cộng hơn 2000 tuyến đường và 72 cây cầu (chưa tính những cầu trên các tuyến đường cao tốc). Điều này đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy giao lưu, phát triển kinh tế trong và ngoài khu vực.
Hệ thống giao thông đường cao tốc, đường quốc lộ và bến xe liên tỉnh bao gồm những tuyến chính sau:
- Đoạn cao tốc qua địa phận thành phố có tổng chiều dài là 7.97 km với tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và tuyến La Sơn - Túy Lan.
- Tổng chiều dài quốc lộ tại đây lên đến 119,28km với các tuyến như sau: quốc lộ 1A, quốc lộ 14B, tuyền đường hầm Hải Vân - Túy Loan.
- Thành phố đang có hai bến xe với kết cấu lớn, hiện đại là Bến xe trung tâm thành phố (nằm trên đường Tôn Đức Thắng thuộc quận Liên Chiểu với diện tích 60.000m2) và bến xe phía Nam thành phố (nằm trên nút giao quốc lộ 1A và tuyến đường Nam Kỳ khởi nghĩa).
Tuyến đường nội địa trong thành phố bao gồm một số đặc điểm cơ bản sau:
- Tuyến đường đô thị có tổng chiều dài là 1.039,17km, trải dài trên 6 quận và 1 huyện Hòa Vang.
- Các tuyến đường chuyên dụng phục vụ cho các Khu công nghiệp được xây dựng hiện đại với tổng chiều dài là 44,00 km.
- Các tuyến đường tỉnh đều thuộc khu vực huyện Hòa Vang với chiều dài 75,21km bao gồm những tuyến sau: ĐT.601; ĐT.602; ĐT.605.
- Ngoài ra, trên địa bàn còn có các tuyến đường huyện, xã và hẻm được xây dựng đảm bảo, giúp cho việc di chuyển được thực hiện nhanh chóng, thuận lợi.
Bên cạnh kết cấu hạ tầng được đầu tư nâng cấp, thành phố cũng chủ trương đầu tư những đầu xe mới, phục vụ cho nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa trong và ngoài khu vực.
Hệ thống đường sắt
Tọa lạc trên địa bàn quận Thanh Khê, hệ thống nhà ga của Thành phố Đà Nẵng được xem là đầu mối giao thông chính của thành phố. Tổng diện tích của công trình là 24ha, được phân chia thành 13 đường, bao gồm: 4 đường tàu đón gửi, 6 đường tàu tập kết, 2 đường tàu xếp dỡ và 1 đường tàu sửa chữa.
Được đưa vào hoạt động từ rất sớm, hệ thống đường sắt tại đây đón 20 lượt tàu mỗi ngày với số lượng hàng hóa, hành khách rất lớn. Điều này đã tạo nên những thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa giữa các khu vực lân cận, nối liền với nhiều miền Tổ quốc.
Hệ thống giao thông đường hàng không
Cảng hàng không Thành phố Đà Nẵng thuộc tầm quy mô quốc tế, có vị trí tọa lạc tại quận Hải Châu, cách trung tâm thành phố về hướng đông khoảng 1km. Đây là một trong ba cảng hàng không quốc tế nhộn nhịp nhất tại Việt Nam sau cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất.
Sân bay Đà Nẵng giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống dân dụng Việt Nam tại khu vực miền Trung. Đồng thời, đây còn là địa điểm giúp hỗ trợ quản lý điều hành và cung ứng dịch vụ di chuyển hàng không cho các chuyến bay quốc tế Đông - Tây qua khu vực Việt Nam. Với tần suất hơn 260 chuyến bay trong nước, quốc tế và đón tiếp trung bình 40.000 lượt khách mỗi ngày, cảng hàng không này được xem là một trong những đòn bẩy quan trọng của quá trình phát triển kinh tế tại khu vực này.
Cảng Đà Nẵng
Có vị trí tọa lạc ngay trong vịnh Đà Nẵng với tổng diện tích là 12km2, cảng Đà Nẵng trở thành điểm kết nối quan trọng, không thể thiếu trong quá trình xây dựng và thực hiện chuỗi dịch vụ Logistics của khu vực miền Trung. Đặc biệt, đây còn là nơi được lựa chọn để làm điểm đến cuối cùng của tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, thực hiện chức năng nối liền 4 nước sau: Việt Nam, Lào, Thailand và Myanmar.
Hiện tại, bến cảng này đã được xây dựng tương đối hoàn thiện bao gồm cảng chính là xí nghiệp cảng Tiên Sa và các công ty con khác. Thiết kế công trình được xây dựng hiện đại, đáp ứng nhu cầu vận chuyển lượng lớn các loại hàng hóa lưu thông trong và ngoài khu vực. Điều này không chỉ có tầm ảnh hưởng đến kinh tế khu vực Đà Nẵng nói chung mà còn mang đến những thuận lợi phát triển nhất định cho cả nước.
Hệ thống trung tâm thương mại sang trọng, mang tầm cỡ quốc tế
Trong những năm gần đây, Thành phố Đà Nẵng đã trở thành điểm đến lý tưởng của nhiều du khách trong và ngoài nước. Đây không chỉ là địa điểm du lịch hấp dẫn với cảnh quan kỳ vĩ, thơ mộng, mà còn sở hữu những trung tâm thương mại được đầu tư xây dựng mang tầm cỡ quốc tế, đáp ứng nhu cầu mua sắm người dân và du khách.
Cụ thể, đến Đà Nẵng, du khách có thể ghé qua một số trung tâm thương mại lớn như:
Đà Nẵng Square
Khu trung tâm này có vị trí tọa lạc tại 35 Thái Phiên với quy mô xây dựng bao gồm 3 tầng, cung cấp những dịch vụ chủ yếu như: các cửa hàng thời trang cao cấp, mỹ phẩm, đồ lưu niệm, thực phẩm, khu vui chơi,...
Trung tâm Vincom Plaza Ngô Quyền
Vincom Plaza Ngô Quyền tọa lạc gần cầu sông Hàn, được công nhận là một trong những trung tâm thương mại mang tầm cỡ hiện đại, quy mô lớn bậc nhất Đà Thành. Tại đây được phân thành ba khu chính, bao gồm: khu vực ăn uống; khu vực mua sắm và khu vực dành cho các hoạt động vui chơi giải trí. Đặc biệt, trong mỗi khu vực được bố trí đa dạng nhiều gian hàng, loại hình dịch vụ, đáp ứng lượng lớn nhu cầu của mỗi khách hàng.
trung tâm thương mại tại Đà Nẵng
Trung tâm thương mại Big C
Big C Đà Nẵng nằm ngay trung tâm thành phố, có địa chỉ cụ thể tại 257 đường Hùng Vương, phường Vĩnh Trung, quận Thanh Khê. Đây là khu trung tâm thương mại được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn cho nhu cầu mua sắm, giải trí cuối tuần. Những sản phẩm tại đây thường rất đa dạng, đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng khi được đưa vào bày bán.
Trung tâm thương mại Lotte
Khu trung tâm thương mại Lotte nằm tại số 06 Nại Nam, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng. Chuỗi hệ thống siêu thị này bày bán đa dạng các loại hàng hóa, từ đồ thời trang đến đồ điện tử, gia dụng, thực phẩm,... Ngoài ra, tại đây còn cung ứng một số loại hình giải trí như: rạp chiếu phim, khu vui chơi, ăn uống.
Bên cạnh các trung tâm thương mại cao cấp, hiện đại, khu vực này còn có đầy đủ những loại hình dịch vụ tiện ích, phục vụ đầy đủ nhu cầu của người dân như:
- Các khu chợ dân sinh được tổ chức thành lập, hoạt động dưới sự quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương.
- Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe như: phòng tập gym, yoga, thẩm mỹ viện, spa,...
- Dịch vụ ăn uống đa dạng: nhà hàng mang hương vị trong và ngoài nước, chuỗi ẩm thực đường phố, các khu vực chợ đêm,...
- Hệ thống y tế hiện đại, đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp: Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng, bệnh viện Hoàn Mỹ, Bệnh viện 600 giường,...
- Hệ thống giáo dục được xây dựng đáp ứng nhu dạy và học chất lượng cao với các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và hệ thống trường Đại học Đà Nẵng đào tạo đa dạng các loại ngành nghề.
4. Du lịch phát triển vượt bậc
Như Batdongsan.com.vn đã đề cập, Thành phố Đà Nẵng được biết đến là thành phố có nền kinh tế du lịch phát triển vượt bậc theo hướng bền vững. Hiện tại, thành phố đã xây dựng hơn 900 khách sạn, trong đó những khách sạn đạt tiêu chuẩn trên 3 sao đang dần tăng nhanh. Một số thương hiệu nổi tiếng tại khu vực như: InterContinental Danang Sun Peninsula Resort, Novotel, Vinpearl, Pullman,...
Bên cạnh cơ sở hạ tầng được xây dựng hiện đại, hệ thống các địa điểm tham quan du lịch của khu vực cũng không ngừng được nâng cấp. Đặc biệt, song song với việc cải tạo, phát triển dịch vụ tại những địa điểm tham quan, chính quyền địa phương cũng yêu cầu đảm bảo giữ nguyên vẻ đẹp vốn có, không làm mất đi nét tự nhiên của cảnh quan.
Hiện nay, một số địa điểm du lịch hấp dẫn của khu vực phải kể đến như: Bà Nà hill, các bãi tắm, Ngũ Hành Sơn, chùa Linh Ứng, bảo tàng 3D Trick Eye,... Trong tương lai, khu vực này hứa hẹn sẽ tiếp tục có những thay đổi vượt bậc, khoác lên mình màu áo mới, trở thành điểm đến hút các nhà đầu tư, du khách trong và ngoài nước.
Bà Nà Hill Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng là khu vực có nhiều thuận lợi nổi bật về tài nguyên thiên nhiên và vị trí địa lý. Hệ thống cơ sở kỹ thuật hạ tầng nơi đây cũng đang được đầu tư với nhiều dự án mang tầm cỡ quốc tế. Điều này hứa hẹn trong tương lai gần nhất, Đà Nẵng sẽ được xem là điểm dừng chân lý tưởng cho các nhà đầu tư cũng như những đối tượng có nhu cầu sinh sống lâu dài.
Trước năm 1996, Đà Nẵng là một vùng thuộc tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên, từ ngày 06 tháng 01 năm 1996, Quốc hội đã tiến hành phê chuẩn quyết định chia tách thành phố Đà Nẵng tỉnh Quảng Nam thành hai đơn vị hành chính độc lập: Thành phố Đà Nẵng trực thuộc trung ương và tái lập tỉnh Quảng Nam. Bộ máy hành chính sau khi chia tách chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 1997.
Hiện nay, thành phố có tổng diện tích tự nhiên là 128.488 ha (tương ứng với 1.284,88 km2). Trong đó, huyện đảo Hoàng Sa chiếm diện tích trên đất liền đến 30.500 ha. Phần còn là là diện tích của 6 quận (Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lê, Hải Châu, Thanh Khê) và 2 huyện (Hoà Vang, huyện đảo Trường Sa. Tổng thể khu vực tiếp giáp với các tỉnh thành, khu vực sau:
- Phía bắc giáp với tỉnh Thừa thiên Huế.
- Phía Nam và Tây giáp với tỉnh Quảng Nam.
- Phí đông giáp với biển Đông.
- Cách thủ đô Hà Nội 766 km về phía Bắc; cách Thành phố Hồ Chí Minh 964 km về hướng Nam.
- Đây là vùng nối với mảnh đất Tây Nguyên trù phú, có nền kinh tế đa dạng phát triển qua Quốc lộ 14B.
- Thuộc cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và nước bạn Lào.
- Đặc biệt, những trung tâm thương mại lớn của Đông Nam Á và Thái Bình Dương đều nằm trong phạm vi bán kính cách Đà Nẵng khoảng 2.000km.
Thành phố Đà Nẵng hiện đang có mức tăng trưởng nhanh chóng, bền vững về mọi mặt
2. Sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, trù phú
Đà Nẵng là khu vực giao thoa giữa hai miền khí hậu Nam - Bắc, tuy nhiên trên thực tế vẫn mang đậm bản sắc khí hậu nhiệt đới ở miền Nam. Mỗi năm tại đây thường có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Biên độ nhiệt độ thường ở mức trung bình và ít biến động. Điều này đã góp phần đa dạng, ổn định và hạn chế thấp nhất những tác động tiêu cực của khí hậu lên tài nguồn tài nguyên khu vực.
Ngoài ra, địa hình khu vực Thành phố Đà Nẵng khá đa dạng và phong phú với một bên là những dải núi cao thuộc đèo Hải Vân, một bên là bán đảo Sơn Trà hoang sơ, kỳ vỹ. Đồng thời, tại đây còn có các khu vực đồng bằng, vùng ven biển, vùng ven sông đan xen nhau. Tất cả đã góp phần làm nên một Đà Nẵng giàu có về tài nguyên thiên nhiên.
Tài nguyên đất
Địa hình phân chia thành nhiều loại đã góp phần giúp cho tài nguyên đất khu vực này trở nên phong phú với nhiều loại khác nhau như: cồn cát, đất cát ven biển, đất phèn, đất phù sa, đất mùn đỏ vàng,... Trong đó, có hai nhóm đất đã góp phần không nhỏ trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp của vùng:
- Nhóm đất phù sa (phổ biến tại các đồng bằng ven biển), phù hợp cho việc thâm canh lúa, trồng và mở rộng quy mô các loại rau củ, hoa quả, cung cấp cho nhu cầu trong và ngoài khu vực.
- Nhóm đất đỏ vàng (phổ biến tại các đồi núi) thích hợp cho vấn đề trồng những nhóm cây công nghiệp dài ngày, dược liệu, chăn nuôi gia súc,... Đặc biệt, đây là vị trí thuận lợi, tạo kết cấu vững chắc cho việc bố trí, xây dựng những công trình cơ sở hạ tầng.
Tài nguyên nước
Thành phố Đà Nẵng được nhiều người ví là “thành phố nằm trong lòng biển cả” bởi diện tích đường bờ biển dài 30km, bao bọc một phần thành phố. Do đó, ngành du lịch tại đây sở hữu cho mình nhiều lợi thế với những bãi biển đẹp, có giá trị lớn như: Non nước, Thanh Khê, bãi tắm Đà Nẵng,... Thành phố còn sở hữu vùng lãnh hải thềm lục địa có độ sâu khoảng 200m, thích hợp cho việc phát triển kinh tế trên nhiều lĩnh vực và giao lưu với nước ngoài.
Ngoài ra, những con sông, ao hồ có nguồn gốc từ phía Tây, Tây Bắc của thành phố và tỉnh Quảng Nam như: sông Hàn, sông Yên, sông Vĩnh Điện, sông Phú Lộc,... đã góp phần hình thành nên những mặt nước nuôi trồng thủy sản với các loại như: tôm hùm, tôm sú, cá hồi, cá mối,...
Vùng biển Đà Nẵng đang mang lại những giá trị nhất định trong việc phát triển kinh tế
Tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê vào cuối năm 2019 đầu năm 2020 cho thấy diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng hiện nay là 62.839 ha, nằm chủ yếu ở khu vực phía Tây và Tây Bắc của thành phố. Ba loại rừng phổ biến nhất ở đây là: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.
Tỷ lệ che phủ trung bình của những cánh rừng này là 49,6%, tạo ra sản lượng gỗ hàng năm là 3 triệu m3. Những cánh rừng của Thành phố Đà Nẵng không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà còn hỗ trợ cho công tác nghiên cứu, bảo vệ hệ sinh thái, tạo nên những cảnh quan hùng vĩ góp phần phát triển du lịch. Hiện nay, thành phố này sở hữu cho mình ba khu bảo tồn thiên nhiên có giá trị du lịch, kinh tế cao là:
- Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà.
- Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà.
- Khu văn hóa lịch sử môi trường Nam Hải Vân.
3. Đà Nẵng được nhiều người gọi với cái tên “Thành phố đáng sống”
Sở dĩ thị trường bất động sản Đà Nẵng luôn thu hút giới đầu tư là do thành phố sở hữu nhiều điểm mạnh về cơ sở hạ tầng, giao thông đô thị. Tuy mức độ đô thị hóa nhanh nhưng việc cải tạo cảnh quan, duy trì không gian sống xanh luôn được các cấp chính quyền chú trọng. Từ đó tạo nên một thành phố được nhiều người đánh giá là “đáng sống nhất Việt Nam”.
Đà Nẵng được nhiều người gọi với cái tên “thành phố đáng sống”
Đà Nẵng được nhiều người gọi với cái tên “thành phố đáng sống”
Hệ thống giao thông từng bước được hoàn thiện
Trong những năm trở lại đây, Thành phố Đà Nẵng đã ưu tiên tập trung nhiều nguồn lực cho việc triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông. Các công tác quy hoạch và tập trung huy động vốn, nguồn lực được triển khai thực hiện một cách có hiệu quả, nhờ đó mà hệ thống giao thông tại đây đã từng bước được hoàn thiện một cách đồng bộ.
Hệ thống giao thông đường bộ
Hệ thống giao thông đường bộ chính của Thành phố Đà Nẵng phải kể đến một số tuyến đường cao tốc, đường quốc lộ và 2 bến xe thực hiện vận chuyển liên tỉnh. Đặc biệt, riêng trong nội khu, thành phố có tổng cộng hơn 2000 tuyến đường và 72 cây cầu (chưa tính những cầu trên các tuyến đường cao tốc). Điều này đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy giao lưu, phát triển kinh tế trong và ngoài khu vực.
Hệ thống giao thông đường cao tốc, đường quốc lộ và bến xe liên tỉnh bao gồm những tuyến chính sau:
- Đoạn cao tốc qua địa phận thành phố có tổng chiều dài là 7.97 km với tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và tuyến La Sơn - Túy Lan.
- Tổng chiều dài quốc lộ tại đây lên đến 119,28km với các tuyến như sau: quốc lộ 1A, quốc lộ 14B, tuyền đường hầm Hải Vân - Túy Loan.
- Thành phố đang có hai bến xe với kết cấu lớn, hiện đại là Bến xe trung tâm thành phố (nằm trên đường Tôn Đức Thắng thuộc quận Liên Chiểu với diện tích 60.000m2) và bến xe phía Nam thành phố (nằm trên nút giao quốc lộ 1A và tuyến đường Nam Kỳ khởi nghĩa).
Tuyến đường nội địa trong thành phố bao gồm một số đặc điểm cơ bản sau:
- Tuyến đường đô thị có tổng chiều dài là 1.039,17km, trải dài trên 6 quận và 1 huyện Hòa Vang.
- Các tuyến đường chuyên dụng phục vụ cho các Khu công nghiệp được xây dựng hiện đại với tổng chiều dài là 44,00 km.
- Các tuyến đường tỉnh đều thuộc khu vực huyện Hòa Vang với chiều dài 75,21km bao gồm những tuyến sau: ĐT.601; ĐT.602; ĐT.605.
- Ngoài ra, trên địa bàn còn có các tuyến đường huyện, xã và hẻm được xây dựng đảm bảo, giúp cho việc di chuyển được thực hiện nhanh chóng, thuận lợi.
Bên cạnh kết cấu hạ tầng được đầu tư nâng cấp, thành phố cũng chủ trương đầu tư những đầu xe mới, phục vụ cho nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa trong và ngoài khu vực.
Hệ thống đường sắt
Tọa lạc trên địa bàn quận Thanh Khê, hệ thống nhà ga của Thành phố Đà Nẵng được xem là đầu mối giao thông chính của thành phố. Tổng diện tích của công trình là 24ha, được phân chia thành 13 đường, bao gồm: 4 đường tàu đón gửi, 6 đường tàu tập kết, 2 đường tàu xếp dỡ và 1 đường tàu sửa chữa.
Được đưa vào hoạt động từ rất sớm, hệ thống đường sắt tại đây đón 20 lượt tàu mỗi ngày với số lượng hàng hóa, hành khách rất lớn. Điều này đã tạo nên những thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa giữa các khu vực lân cận, nối liền với nhiều miền Tổ quốc.
Hệ thống giao thông đường hàng không
Cảng hàng không Thành phố Đà Nẵng thuộc tầm quy mô quốc tế, có vị trí tọa lạc tại quận Hải Châu, cách trung tâm thành phố về hướng đông khoảng 1km. Đây là một trong ba cảng hàng không quốc tế nhộn nhịp nhất tại Việt Nam sau cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất.
Sân bay Đà Nẵng giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống dân dụng Việt Nam tại khu vực miền Trung. Đồng thời, đây còn là địa điểm giúp hỗ trợ quản lý điều hành và cung ứng dịch vụ di chuyển hàng không cho các chuyến bay quốc tế Đông - Tây qua khu vực Việt Nam. Với tần suất hơn 260 chuyến bay trong nước, quốc tế và đón tiếp trung bình 40.000 lượt khách mỗi ngày, cảng hàng không này được xem là một trong những đòn bẩy quan trọng của quá trình phát triển kinh tế tại khu vực này.
Cảng Đà Nẵng
Có vị trí tọa lạc ngay trong vịnh Đà Nẵng với tổng diện tích là 12km2, cảng Đà Nẵng trở thành điểm kết nối quan trọng, không thể thiếu trong quá trình xây dựng và thực hiện chuỗi dịch vụ Logistics của khu vực miền Trung. Đặc biệt, đây còn là nơi được lựa chọn để làm điểm đến cuối cùng của tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, thực hiện chức năng nối liền 4 nước sau: Việt Nam, Lào, Thailand và Myanmar.
Hiện tại, bến cảng này đã được xây dựng tương đối hoàn thiện bao gồm cảng chính là xí nghiệp cảng Tiên Sa và các công ty con khác. Thiết kế công trình được xây dựng hiện đại, đáp ứng nhu cầu vận chuyển lượng lớn các loại hàng hóa lưu thông trong và ngoài khu vực. Điều này không chỉ có tầm ảnh hưởng đến kinh tế khu vực Đà Nẵng nói chung mà còn mang đến những thuận lợi phát triển nhất định cho cả nước.
Hệ thống trung tâm thương mại sang trọng, mang tầm cỡ quốc tế
Trong những năm gần đây, Thành phố Đà Nẵng đã trở thành điểm đến lý tưởng của nhiều du khách trong và ngoài nước. Đây không chỉ là địa điểm du lịch hấp dẫn với cảnh quan kỳ vĩ, thơ mộng, mà còn sở hữu những trung tâm thương mại được đầu tư xây dựng mang tầm cỡ quốc tế, đáp ứng nhu cầu mua sắm người dân và du khách.
Cụ thể, đến Đà Nẵng, du khách có thể ghé qua một số trung tâm thương mại lớn như:
Đà Nẵng Square
Khu trung tâm này có vị trí tọa lạc tại 35 Thái Phiên với quy mô xây dựng bao gồm 3 tầng, cung cấp những dịch vụ chủ yếu như: các cửa hàng thời trang cao cấp, mỹ phẩm, đồ lưu niệm, thực phẩm, khu vui chơi,...
Trung tâm Vincom Plaza Ngô Quyền
Vincom Plaza Ngô Quyền tọa lạc gần cầu sông Hàn, được công nhận là một trong những trung tâm thương mại mang tầm cỡ hiện đại, quy mô lớn bậc nhất Đà Thành. Tại đây được phân thành ba khu chính, bao gồm: khu vực ăn uống; khu vực mua sắm và khu vực dành cho các hoạt động vui chơi giải trí. Đặc biệt, trong mỗi khu vực được bố trí đa dạng nhiều gian hàng, loại hình dịch vụ, đáp ứng lượng lớn nhu cầu của mỗi khách hàng.
trung tâm thương mại tại Đà Nẵng
Trung tâm thương mại Big C
Big C Đà Nẵng nằm ngay trung tâm thành phố, có địa chỉ cụ thể tại 257 đường Hùng Vương, phường Vĩnh Trung, quận Thanh Khê. Đây là khu trung tâm thương mại được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn cho nhu cầu mua sắm, giải trí cuối tuần. Những sản phẩm tại đây thường rất đa dạng, đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng khi được đưa vào bày bán.
Trung tâm thương mại Lotte
Khu trung tâm thương mại Lotte nằm tại số 06 Nại Nam, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng. Chuỗi hệ thống siêu thị này bày bán đa dạng các loại hàng hóa, từ đồ thời trang đến đồ điện tử, gia dụng, thực phẩm,... Ngoài ra, tại đây còn cung ứng một số loại hình giải trí như: rạp chiếu phim, khu vui chơi, ăn uống.
Bên cạnh các trung tâm thương mại cao cấp, hiện đại, khu vực này còn có đầy đủ những loại hình dịch vụ tiện ích, phục vụ đầy đủ nhu cầu của người dân như:
- Các khu chợ dân sinh được tổ chức thành lập, hoạt động dưới sự quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương.
- Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe như: phòng tập gym, yoga, thẩm mỹ viện, spa,...
- Dịch vụ ăn uống đa dạng: nhà hàng mang hương vị trong và ngoài nước, chuỗi ẩm thực đường phố, các khu vực chợ đêm,...
- Hệ thống y tế hiện đại, đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp: Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng, bệnh viện Hoàn Mỹ, Bệnh viện 600 giường,...
- Hệ thống giáo dục được xây dựng đáp ứng nhu dạy và học chất lượng cao với các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và hệ thống trường Đại học Đà Nẵng đào tạo đa dạng các loại ngành nghề.
4. Du lịch phát triển vượt bậc
Như Batdongsan.com.vn đã đề cập, Thành phố Đà Nẵng được biết đến là thành phố có nền kinh tế du lịch phát triển vượt bậc theo hướng bền vững. Hiện tại, thành phố đã xây dựng hơn 900 khách sạn, trong đó những khách sạn đạt tiêu chuẩn trên 3 sao đang dần tăng nhanh. Một số thương hiệu nổi tiếng tại khu vực như: InterContinental Danang Sun Peninsula Resort, Novotel, Vinpearl, Pullman,...
Bên cạnh cơ sở hạ tầng được xây dựng hiện đại, hệ thống các địa điểm tham quan du lịch của khu vực cũng không ngừng được nâng cấp. Đặc biệt, song song với việc cải tạo, phát triển dịch vụ tại những địa điểm tham quan, chính quyền địa phương cũng yêu cầu đảm bảo giữ nguyên vẻ đẹp vốn có, không làm mất đi nét tự nhiên của cảnh quan.
Hiện nay, một số địa điểm du lịch hấp dẫn của khu vực phải kể đến như: Bà Nà hill, các bãi tắm, Ngũ Hành Sơn, chùa Linh Ứng, bảo tàng 3D Trick Eye,... Trong tương lai, khu vực này hứa hẹn sẽ tiếp tục có những thay đổi vượt bậc, khoác lên mình màu áo mới, trở thành điểm đến hút các nhà đầu tư, du khách trong và ngoài nước.
Bà Nà Hill Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng là khu vực có nhiều thuận lợi nổi bật về tài nguyên thiên nhiên và vị trí địa lý. Hệ thống cơ sở kỹ thuật hạ tầng nơi đây cũng đang được đầu tư với nhiều dự án mang tầm cỡ quốc tế. Điều này hứa hẹn trong tương lai gần nhất, Đà Nẵng sẽ được xem là điểm dừng chân lý tưởng cho các nhà đầu tư cũng như những đối tượng có nhu cầu sinh sống lâu dài.
Những tin mới hơn
- Khu Nam Sài Gòn – định hướng và tiềm năng phát triển trong tương lai (17/06/2021)
- Thông tin quy hoạch Nhà Bè giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030 (17/06/2021)
- Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Vân Phong: Sẽ trình vào tháng 9 (26/07/2021)
- Khánh Hoà: Cần hơn 21.000 tỷ đồng đầu tư hạ tầng giai đoạn 5 năm tới (31/07/2021)
- Thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2021-2025 (04/08/2021)
Danh mục
Bài viết mới nhất
- CƠ HỘI VÀNG ĐẦU TƯ - LÔ ĐẤT MẶT TIỀN QUỐC LỘ 1A, CÁCH TP. NHA TRANG CHỈ 15KM!
- BÁN LÔ ĐẤT FULL THỔ CƯ 150M² MẶT TIỀN ĐƯỜNG BẾN ĐÒ, PHƯỜNG NINH HÀ, TX NINH HÒA
- Cơ hội vàng đầu tư bất động sản tại Quốc lộ 1A, Ninh Quang, Thị xã Ninh Hòa!
- Cần bán lô đất có vài Điểm nổi bật như sau
- Vạn Xuân Nha Trang – Sản Phẩm Đẹp, Giá Cả Hợp Lý Cho Tổ Ấm Mơ Ước**
- BÁN ĐẤT CHÍNH CHỦ GIÁ TỐT.
- Bất động sản Trung Quốc ghi nhận tín hiệu tích cực nhờ loạt chính sách can thiệp
- Tìm hàng xóm
- Cửa ngõ hướng biển giúp Ninh Hòa vươn mình ra biển lớn
- Trình Thủ tướng phê duyệt quy hoạch casino, sân bay tại Vân Phong
- Quy hoạch KKT Vân Phong: Tăng đất khu phi thuế quan và đất tái định cư
- Chật vật giải quyết hậu phân lô bán nền
- Dự kiến 7 địa danh quy hoạch thành khu du lịch quốc gia ưu tiên
- Trải thảm đỏ thu hút nhà đầu tư vào Khu kinh tế Vân Phong
- Hậu sốt đất, người sốt ruột, kẻ đủng đỉnh “ôm” tiền chờ đợi
- VIDEO: Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân nói về cơ hội để Khánh Hòa bứt phá từ Nghị quyết 09 và Nghị quyết 55
- Có Nên Đầu Tư hay mua đất Thị Xã Ninh Hòa hay không?
- Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột: Đắk Lắk “tăng tốc” triển khai dự án
- Sắp có làn sóng đầu tư mới đổ bộ vào Khu kinh tế Vân Phong, Khánh Hòa?
- Hưng Thịnh đề xuất ý tưởng và tài trợ quy hoạch khu vực 34.600 ha tại Khánh Hòa