Tất tần tật những điều cần biết về tranh chấp đất đai
Thứ năm - 17/06/2021 05:09
1. Tranh chấp đất đai là gì?
Tranh chấp đất đai là những tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Bản chất của tranh chấp đất đai đó là Tranh chấp về việc ai là người có quyền sử dụng đất. Nói cách khác là những mâu thuẫn, bất đồng giữa các chủ thể trong việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất hợp pháp.
Cơ sở pháp lý điều chỉnh các vấn đề liên quan đến tranh chấp đất đai
- Luật Đất đai năm 2013
- Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015
- Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP
3 dạng tranh chấp đất đai phổ biến nhất
- Tranh chấp giữa người sử dụng đất với cá nhân khác hoặc với Nhà nước (vấn đề bồi thường đất)
- Tranh chấp giữa những người sử dụng chung đất, chung các tài sản gắn liền với đất hoặc về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất
- Tranh chấp giữa 2 cá nhân chưa xác định được ai là người sử dụng đất hợp pháp.
2. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Việc xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai còn tùy thuộc vào tình trạng pháp lý của mảnh đất đang vướng tranh chấp đó. Cụ thể, nếu một trong các đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất (theo Điều 100 Luật Đất đai năm 2013) thì cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ là Tòa án nhân dân cấp quận/huyện tại nơi có đất.
Ngược lại, nếu các đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất (theo Điều 100 Luật Đất đai năm 2013) thì cơ quan giải quyết tranh chấp có thể lựa chọn giữa 1 trong 2 cơ quan chức năng gồm: UBND hoặc Tòa án nhân dân.
3. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai
Đầu tiên, các đương sự trong vụ việc tranh chấp đất đai phải thực hiện thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã. Trường hợp hòa giải không thành, một trong các đương sự có quyền gửi hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp tới cơ quan có thẩm quyền như đã nói trên. Nếu gửi tới Tòa án nhân dân thì thủ tục giải quyết tranh chấp sẽ được tiến hành theo Luật Tố tụng dân sự. Nếu gửi tới UBND thì thủ tục giải quyết tranh chấp sẽ được tiến hành theo thủ tục khiếu nại hành chính và tố tụng hành chính.
Lưu ý, thời hạn thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai là không quá 45 ngày (nếu thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện), không quá 60 ngày (nếu thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh) và không quá 90 ngày (nếu thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
Trường hợp không đồng ý với quyết định phân xử vụ án tranh chấp của UBND, Tòa án nhân dân, người dân có thể khiếu nại lần 2. Thời hạn khiếu nại lần 2 là không quá 30 ngày kể từ thời điểm nhận được quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu. Thời hạn này được kéo dài thêm 15 ngày đối với các vùng miền đặc biệt khó khăn về kinh tế, vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo.
4. Quy trình, thủ tục giải quyết khiếu nại đất đai lần 2
Bước 1: Nộp và tiếp nhận đơn khiếu nại lần 2
Người dân cần chuẩn bị hồ sơ khiếu nại lần 2 gồm các giấy tờ chính như: Đơn khiếu nại (trong đó nêu rõ lý do khiếu nại lần 2), quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, các tài liệu có liên quan để cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết khiếu nại lần 2... Sau đó đem nộp hồ sơ khiếu nại lần 2 này tại Bộ Tài nguyên và Môi trường (nếu nơi giải quyết khiếu nại lần đầu là UBND cấp tỉnh), UBND cấp tỉnh (nếu nơi giải quyết khiếu nại lần đầu là UBND cấp huyện), UBND cấp huyện (nếu nơi giải quyết khiếu nại lần đầu là UBND cấp xã).
Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ khiếu nại lần 2 hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ thụ lý đơn và chuyển sang bước tiếp theo đó là xác minh và giải quyết.
nhiều người đang đứng tranh luận với nhau trên một khu đất có tranh chấp
Bước 2: Xác minh nội dung khiếu nại lần 2 và tổ chức đối thoại
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại sẽ căn cứ vào nội dung đơn thư để tiến hành xác minh và đưa ra kết luận về nội dung khiếu nại. Sau đó tổ chức đối thoại với những người liên quan đến đơn thư khiếu nại để xác minh thông tin.
Bước 3: Ra quyết định giải quyết khiếu nại lần 2
Quyết định này sẽ được gửi cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu, người có nghĩa vụ/quyền liên quan trong vòng 7 ngày làm việc, kể từ ngày xác minh nội dung khiếu nại và tổ chức đối thoại.
Qua bài viết trên đây, chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm tranh chấp đất đai và các quy định liên quan đến việc khởi kiện, khiếu nại khi hòa giải tranh chấp đất đai không thành. Cùng với các bài viết khác trên Batdongsan.com.vn, hy vọng bạn đọc sẽ có thêm những thông tin hữu ích khi tham gia các giao dịch liên quan đến nhà đất, tránh trường hợp rơi vào tranh chấp, vừa tốn kém tiền bạc, thời gian và công sức, vừa ảnh hưởng đến hòa khí giữa các bên.
Tranh chấp đất đai là những tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Bản chất của tranh chấp đất đai đó là Tranh chấp về việc ai là người có quyền sử dụng đất. Nói cách khác là những mâu thuẫn, bất đồng giữa các chủ thể trong việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất hợp pháp.
Cơ sở pháp lý điều chỉnh các vấn đề liên quan đến tranh chấp đất đai
- Luật Đất đai năm 2013
- Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015
- Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP
3 dạng tranh chấp đất đai phổ biến nhất
- Tranh chấp giữa người sử dụng đất với cá nhân khác hoặc với Nhà nước (vấn đề bồi thường đất)
- Tranh chấp giữa những người sử dụng chung đất, chung các tài sản gắn liền với đất hoặc về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất
- Tranh chấp giữa 2 cá nhân chưa xác định được ai là người sử dụng đất hợp pháp.
2. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Việc xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai còn tùy thuộc vào tình trạng pháp lý của mảnh đất đang vướng tranh chấp đó. Cụ thể, nếu một trong các đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất (theo Điều 100 Luật Đất đai năm 2013) thì cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ là Tòa án nhân dân cấp quận/huyện tại nơi có đất.
Ngược lại, nếu các đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất (theo Điều 100 Luật Đất đai năm 2013) thì cơ quan giải quyết tranh chấp có thể lựa chọn giữa 1 trong 2 cơ quan chức năng gồm: UBND hoặc Tòa án nhân dân.
3. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai
Đầu tiên, các đương sự trong vụ việc tranh chấp đất đai phải thực hiện thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã. Trường hợp hòa giải không thành, một trong các đương sự có quyền gửi hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp tới cơ quan có thẩm quyền như đã nói trên. Nếu gửi tới Tòa án nhân dân thì thủ tục giải quyết tranh chấp sẽ được tiến hành theo Luật Tố tụng dân sự. Nếu gửi tới UBND thì thủ tục giải quyết tranh chấp sẽ được tiến hành theo thủ tục khiếu nại hành chính và tố tụng hành chính.
Lưu ý, thời hạn thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai là không quá 45 ngày (nếu thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện), không quá 60 ngày (nếu thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh) và không quá 90 ngày (nếu thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
Trường hợp không đồng ý với quyết định phân xử vụ án tranh chấp của UBND, Tòa án nhân dân, người dân có thể khiếu nại lần 2. Thời hạn khiếu nại lần 2 là không quá 30 ngày kể từ thời điểm nhận được quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu. Thời hạn này được kéo dài thêm 15 ngày đối với các vùng miền đặc biệt khó khăn về kinh tế, vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo.
4. Quy trình, thủ tục giải quyết khiếu nại đất đai lần 2
Bước 1: Nộp và tiếp nhận đơn khiếu nại lần 2
Người dân cần chuẩn bị hồ sơ khiếu nại lần 2 gồm các giấy tờ chính như: Đơn khiếu nại (trong đó nêu rõ lý do khiếu nại lần 2), quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, các tài liệu có liên quan để cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết khiếu nại lần 2... Sau đó đem nộp hồ sơ khiếu nại lần 2 này tại Bộ Tài nguyên và Môi trường (nếu nơi giải quyết khiếu nại lần đầu là UBND cấp tỉnh), UBND cấp tỉnh (nếu nơi giải quyết khiếu nại lần đầu là UBND cấp huyện), UBND cấp huyện (nếu nơi giải quyết khiếu nại lần đầu là UBND cấp xã).
Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ khiếu nại lần 2 hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ thụ lý đơn và chuyển sang bước tiếp theo đó là xác minh và giải quyết.
nhiều người đang đứng tranh luận với nhau trên một khu đất có tranh chấp
Bước 2: Xác minh nội dung khiếu nại lần 2 và tổ chức đối thoại
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại sẽ căn cứ vào nội dung đơn thư để tiến hành xác minh và đưa ra kết luận về nội dung khiếu nại. Sau đó tổ chức đối thoại với những người liên quan đến đơn thư khiếu nại để xác minh thông tin.
Bước 3: Ra quyết định giải quyết khiếu nại lần 2
Quyết định này sẽ được gửi cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu, người có nghĩa vụ/quyền liên quan trong vòng 7 ngày làm việc, kể từ ngày xác minh nội dung khiếu nại và tổ chức đối thoại.
Qua bài viết trên đây, chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm tranh chấp đất đai và các quy định liên quan đến việc khởi kiện, khiếu nại khi hòa giải tranh chấp đất đai không thành. Cùng với các bài viết khác trên Batdongsan.com.vn, hy vọng bạn đọc sẽ có thêm những thông tin hữu ích khi tham gia các giao dịch liên quan đến nhà đất, tránh trường hợp rơi vào tranh chấp, vừa tốn kém tiền bạc, thời gian và công sức, vừa ảnh hưởng đến hòa khí giữa các bên.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Danh mục
Bài viết mới nhất
- CƠ HỘI VÀNG ĐẦU TƯ - LÔ ĐẤT MẶT TIỀN QUỐC LỘ 1A, CÁCH TP. NHA TRANG CHỈ 15KM!
- BÁN LÔ ĐẤT FULL THỔ CƯ 150M² MẶT TIỀN ĐƯỜNG BẾN ĐÒ, PHƯỜNG NINH HÀ, TX NINH HÒA
- Cơ hội vàng đầu tư bất động sản tại Quốc lộ 1A, Ninh Quang, Thị xã Ninh Hòa!
- Cần bán lô đất có vài Điểm nổi bật như sau
- Vạn Xuân Nha Trang – Sản Phẩm Đẹp, Giá Cả Hợp Lý Cho Tổ Ấm Mơ Ước**
- BÁN ĐẤT CHÍNH CHỦ GIÁ TỐT.
- Bất động sản Trung Quốc ghi nhận tín hiệu tích cực nhờ loạt chính sách can thiệp
- Tìm hàng xóm
- Cửa ngõ hướng biển giúp Ninh Hòa vươn mình ra biển lớn
- Trình Thủ tướng phê duyệt quy hoạch casino, sân bay tại Vân Phong
- Quy hoạch KKT Vân Phong: Tăng đất khu phi thuế quan và đất tái định cư
- Chật vật giải quyết hậu phân lô bán nền
- Dự kiến 7 địa danh quy hoạch thành khu du lịch quốc gia ưu tiên
- Trải thảm đỏ thu hút nhà đầu tư vào Khu kinh tế Vân Phong
- Hậu sốt đất, người sốt ruột, kẻ đủng đỉnh “ôm” tiền chờ đợi
- VIDEO: Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân nói về cơ hội để Khánh Hòa bứt phá từ Nghị quyết 09 và Nghị quyết 55
- Có Nên Đầu Tư hay mua đất Thị Xã Ninh Hòa hay không?
- Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột: Đắk Lắk “tăng tốc” triển khai dự án
- Sắp có làn sóng đầu tư mới đổ bộ vào Khu kinh tế Vân Phong, Khánh Hòa?
- Hưng Thịnh đề xuất ý tưởng và tài trợ quy hoạch khu vực 34.600 ha tại Khánh Hòa