Top 5 vật liệu lát sàn phòng tắm được ưa chuộng nhất hiện nay
Thứ năm - 17/06/2021 07:00
Với đặc thù không gian thường xuyên ẩm ướt, việc chọn vật liệu lát sàn phòng tắm cũng đòi hỏi những yêu cầu khác biệt so với các phòng khác trong nhà. Vật liệu lát sàn phòng tắm tốt phải đảm bảo các tiêu chí như chống trơn trượt, không thấm nước, bền chắc trong môi trường độ ẩm cao.
Là thứ không thể thiếu trong phòng tắm, nước xuất hiện ở khắp nơi, trên tường, sàn và trần, tạo độ ẩm cao, dễ gây trơn, trượt. Vì vậy, khi chọn vật liệu lát sàn phòng tắm, ngoài yêu cầu về thẩm mỹ, vật liệu được chọn cần đảm bảo các tiêu chí quan trọng khác như kháng nước, chống trơn, hạn chế các tình huống trượt ngã, gây nguy hiểm cho người sử dụng. Nếu bạn đang phân vân chưa biết nên chọn vật liệu nào để lát sàn phòng tắm, bài viết dưới đây của Batdongsan.com.vn sẽ gợi ý cho bạn một số vật liệu lát sàn phòng tắm phù hợp, được ưa chuộng nhất hiện nay cùng các ưu, nhược điểm cụ thể của từng loại.
1. Gạch Porcelain, gạch Ceramic
Gạch Porcelain và gạch Ceramic là những vật liệu được nhiều người nghĩ tới khi muốn lát sàn phòng tắm. Cả gạch Porcelain và Ceramic đều được sản xuất từ đất sét nung nhưng khác biệt về thành phần - yếu tố quyết định đặc tính của từng loại. Cụ thể, gạch Ceramic được làm từ đất sét đỏ, nâu hoặc trắng, trong khi gạch Porcelain hầu hết được làm bằng đất sét trắng tinh chế, ít tạp chất hơn, hàm lượng cao lanh và khoáng tràng thạch nhiều hơn. Gạch Porcelain có kết cấu đặc, bền, không dễ dàng hấp thụ nước hoặc các chất lỏng khác, độ bền màu cao, dễ vệ sinh và có vẻ ngoài đẹp mắt hơn nên giá thành cũng cao hơn so với gạch Ceramic. Nhìn chung, cả hai loại gạch này đều được sử dụng khá phổ biến để lát sàn phòng tắm nhà ở dân dụng cũng như các công trình vệ sinh nơi công cộng.
Ưu điểm
- Bền, cứng, khả năng chống nước cao, dễ vệ sinh.
- Mẫu mã rất đa dạng, giá thành hợp lý, không quá đắt đỏ.
Nhược điểm
- Dễ trơn trượt nên cần quan tâm đến kích cỡ, hoa văn trên bề mặt gạch. Chọn loại gạch kích cỡ nhỏ, bề mặt nhám có thể hạn chế nguy cơ trượt ngã nhưng phải lau chùi, vệ sinh nhiều hơn để tránh bám bụi bẩn, rêu mốc.
- Bề mặt cứng, lạnh, có thể gây cảm giác khó chịu vào mùa đông, không tốt cho người bị bệnh xương, khớp.
2. Sàn nhựa vinyl
Sàn nhựa Vinyl còn có tên gọi là sàn gỗ nhựa bởi nó được làm từ hỗn hợp bột gỗ và nhựa, kết hợp với một số chất phụ gia làm đầy có gốc cellulose hoặc vô cơ. Những năm gần đây, ngành công nghiệp sản xuất sàn nhựa vinyl phát triển mạnh với sản phẩm đa dạng, nhiều lựa chọn về thiết kế, hoa văn, kết cấu, mang đến giải pháp vật liệu lát sàn chi phí phải chăng, độ bền tốt, mẫu mã đẹp không thua kém nhiều so với các vật liệu tự nhiên như gỗ và đá. Nhiều hộ gia đình lựa chọn sàn nhựa Vinyl để lát phòng tắm vì mẫu mã phong phú, tiết kiệm chi phí. Các họa tiết trên tấm nhựa Vinyl phù hợp với nhiều phong cách thiết kế nội thất phòng tắm khác nhau nên bạn có thể thoải mái lựa chọn mẫu theo ý muốn.
Ưu điểm
- Mẫu mã đa dạng, giá thành khá rẻ nhưng khả năng chống chịu nước và các hóa chất tẩy rửa cao.
- Dễ thi công lắp đặt cũng như bảo trì, gia chủ có thể tự làm với thiết bị, dụng cụ đơn giản.
Nhược điểm
- Điểm yếu của sàn nhựa vinyl là phần mép nối rất dễ bị bong tróc sau một thời gian sử dụng nếu thi công không đúng kỹ thuật.
3. Đá tự nhiên
Nếu gia chủ có điều kiện kinh tế, đá tự nhiên là một lựa chọn tốt để lát sàn phòng tắm. Đá tự nhiên với độ bền, độ bóng, khả năng chống mài mòn, bám bẩn, chống thấm, đa dạng về màu sắc và các dạng thành phẩm hoàn toàn có thể dùng để lát phòng tắm. Những đường vân đá đa dạng, đẹp mắt sẽ tôn lên vẻ sang trọng, hiện đại cho không gian phòng tắm nhà bạn.
Ưu điểm
- Đá tự nhiên có độ cứng, độ bền và tính thẩm mỹ cao.
- Khả năng chống nước rất tốt.
Nhược điểm
- Bề mặt lạnh và trơn.
- Chi phí cao, không phải gia đình nào cũng có đủ điều kiện lắp đặt.
4. Gỗ kỹ thuật
Ván sàn gỗ kỹ thuật (hay còn gọi là ván sàn gỗ Engineer) là loại vật liệu ngày càng được ưa chuộng để thay thế cho sàn gỗ tự nhiên và sàn gỗ công nghiệp. Các nhược điểm như sự khan hiếm của sàn gỗ tự nhiên do nguồn cung gỗ hạn chế, giá thành cao hay tuổi thọ thấp của sàn gỗ công nghiệp được khắc phục bằng loại vật liệu “lai” giữa hai loại gỗ này, đó chính là sàn gỗ kỹ thuật. Sàn gỗ kỹ thuật được cấu tạo từ các lớp gỗ tự nhiên ghép lại với nhau, thông thường từ 3-4 lớp, phía trên bề mặt là một lớp gỗ tự nhiên mỏng từ 2-5mm nguyên thanh.
Ưu điểm
- Khả năng chịu độ ẩm tốt hơn so với gỗ tự nhiên dù giá thành rẻ hơn.
- Bề ngoài rất giống sàn gỗ tự nhiên vì lớp trên cùng là gỗ thật, đem lại vẻ đẹp sang trọng cho phòng tắm.
Nhược điểm
- Dù được xử lý, bảo quản tốt đến đâu, sàn gỗ vẫn sẽ bị ảnh hưởng bởi độ ẩm trong phòng tắm sau một thời gian sử dụng.
5. Gỗ Laminate
Sàn gỗ Laminate cũng là một lựa chọn đáng cân nhắc cho những người thích dùng vật liệu gỗ cho không gian phòng tắm. Với lớp phủ Laminate trên bề mặt, loại sàn gỗ này có độ bền tương đối cao, có thể dùng cho sàn phòng tắm nếu có biện pháp phòng ngừa, bảo vệ các tấm gỗ bên dưới khỏi độ ẩm. Sử dụng loại keo chuyên dụng sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.
Ưu điểm
- Dễ lau chùi, khả năng chống ẩm tốt hơn so với gỗ tự nhiên.
Nhược điểm
- Sàn gỗ Laminate vẫn bị thấm nước sau một thời gian sử dụng nên độ bền không cao, lớp Laminate phủ phía trên cũng dễ bị bong tróc, buộc phải thay thế.
Trên đây là gợi 5 loại vật liệu lát sàn phòng tắm phổ biến nhất hiện nay để bạn đọc có nhu cầu quan tâm tham khảo. Thị trường vật liệu lát sàn phòng tắm hiện nay rất đa dạng về mẫu mã, chủng loại và thiết kế để các gia chủ thoải mái lựa chọn sao cho phù hợp với mục đích, sở thích và ngân sách của mình.
Là thứ không thể thiếu trong phòng tắm, nước xuất hiện ở khắp nơi, trên tường, sàn và trần, tạo độ ẩm cao, dễ gây trơn, trượt. Vì vậy, khi chọn vật liệu lát sàn phòng tắm, ngoài yêu cầu về thẩm mỹ, vật liệu được chọn cần đảm bảo các tiêu chí quan trọng khác như kháng nước, chống trơn, hạn chế các tình huống trượt ngã, gây nguy hiểm cho người sử dụng. Nếu bạn đang phân vân chưa biết nên chọn vật liệu nào để lát sàn phòng tắm, bài viết dưới đây của Batdongsan.com.vn sẽ gợi ý cho bạn một số vật liệu lát sàn phòng tắm phù hợp, được ưa chuộng nhất hiện nay cùng các ưu, nhược điểm cụ thể của từng loại.
1. Gạch Porcelain, gạch Ceramic
Gạch Porcelain và gạch Ceramic là những vật liệu được nhiều người nghĩ tới khi muốn lát sàn phòng tắm. Cả gạch Porcelain và Ceramic đều được sản xuất từ đất sét nung nhưng khác biệt về thành phần - yếu tố quyết định đặc tính của từng loại. Cụ thể, gạch Ceramic được làm từ đất sét đỏ, nâu hoặc trắng, trong khi gạch Porcelain hầu hết được làm bằng đất sét trắng tinh chế, ít tạp chất hơn, hàm lượng cao lanh và khoáng tràng thạch nhiều hơn. Gạch Porcelain có kết cấu đặc, bền, không dễ dàng hấp thụ nước hoặc các chất lỏng khác, độ bền màu cao, dễ vệ sinh và có vẻ ngoài đẹp mắt hơn nên giá thành cũng cao hơn so với gạch Ceramic. Nhìn chung, cả hai loại gạch này đều được sử dụng khá phổ biến để lát sàn phòng tắm nhà ở dân dụng cũng như các công trình vệ sinh nơi công cộng.
Ưu điểm
- Bền, cứng, khả năng chống nước cao, dễ vệ sinh.
- Mẫu mã rất đa dạng, giá thành hợp lý, không quá đắt đỏ.
Nhược điểm
- Dễ trơn trượt nên cần quan tâm đến kích cỡ, hoa văn trên bề mặt gạch. Chọn loại gạch kích cỡ nhỏ, bề mặt nhám có thể hạn chế nguy cơ trượt ngã nhưng phải lau chùi, vệ sinh nhiều hơn để tránh bám bụi bẩn, rêu mốc.
- Bề mặt cứng, lạnh, có thể gây cảm giác khó chịu vào mùa đông, không tốt cho người bị bệnh xương, khớp.
2. Sàn nhựa vinyl
Sàn nhựa Vinyl còn có tên gọi là sàn gỗ nhựa bởi nó được làm từ hỗn hợp bột gỗ và nhựa, kết hợp với một số chất phụ gia làm đầy có gốc cellulose hoặc vô cơ. Những năm gần đây, ngành công nghiệp sản xuất sàn nhựa vinyl phát triển mạnh với sản phẩm đa dạng, nhiều lựa chọn về thiết kế, hoa văn, kết cấu, mang đến giải pháp vật liệu lát sàn chi phí phải chăng, độ bền tốt, mẫu mã đẹp không thua kém nhiều so với các vật liệu tự nhiên như gỗ và đá. Nhiều hộ gia đình lựa chọn sàn nhựa Vinyl để lát phòng tắm vì mẫu mã phong phú, tiết kiệm chi phí. Các họa tiết trên tấm nhựa Vinyl phù hợp với nhiều phong cách thiết kế nội thất phòng tắm khác nhau nên bạn có thể thoải mái lựa chọn mẫu theo ý muốn.
Ưu điểm
- Mẫu mã đa dạng, giá thành khá rẻ nhưng khả năng chống chịu nước và các hóa chất tẩy rửa cao.
- Dễ thi công lắp đặt cũng như bảo trì, gia chủ có thể tự làm với thiết bị, dụng cụ đơn giản.
Nhược điểm
- Điểm yếu của sàn nhựa vinyl là phần mép nối rất dễ bị bong tróc sau một thời gian sử dụng nếu thi công không đúng kỹ thuật.
3. Đá tự nhiên
Nếu gia chủ có điều kiện kinh tế, đá tự nhiên là một lựa chọn tốt để lát sàn phòng tắm. Đá tự nhiên với độ bền, độ bóng, khả năng chống mài mòn, bám bẩn, chống thấm, đa dạng về màu sắc và các dạng thành phẩm hoàn toàn có thể dùng để lát phòng tắm. Những đường vân đá đa dạng, đẹp mắt sẽ tôn lên vẻ sang trọng, hiện đại cho không gian phòng tắm nhà bạn.
Ưu điểm
- Đá tự nhiên có độ cứng, độ bền và tính thẩm mỹ cao.
- Khả năng chống nước rất tốt.
Nhược điểm
- Bề mặt lạnh và trơn.
- Chi phí cao, không phải gia đình nào cũng có đủ điều kiện lắp đặt.
4. Gỗ kỹ thuật
Ván sàn gỗ kỹ thuật (hay còn gọi là ván sàn gỗ Engineer) là loại vật liệu ngày càng được ưa chuộng để thay thế cho sàn gỗ tự nhiên và sàn gỗ công nghiệp. Các nhược điểm như sự khan hiếm của sàn gỗ tự nhiên do nguồn cung gỗ hạn chế, giá thành cao hay tuổi thọ thấp của sàn gỗ công nghiệp được khắc phục bằng loại vật liệu “lai” giữa hai loại gỗ này, đó chính là sàn gỗ kỹ thuật. Sàn gỗ kỹ thuật được cấu tạo từ các lớp gỗ tự nhiên ghép lại với nhau, thông thường từ 3-4 lớp, phía trên bề mặt là một lớp gỗ tự nhiên mỏng từ 2-5mm nguyên thanh.
Ưu điểm
- Khả năng chịu độ ẩm tốt hơn so với gỗ tự nhiên dù giá thành rẻ hơn.
- Bề ngoài rất giống sàn gỗ tự nhiên vì lớp trên cùng là gỗ thật, đem lại vẻ đẹp sang trọng cho phòng tắm.
Nhược điểm
- Dù được xử lý, bảo quản tốt đến đâu, sàn gỗ vẫn sẽ bị ảnh hưởng bởi độ ẩm trong phòng tắm sau một thời gian sử dụng.
5. Gỗ Laminate
Sàn gỗ Laminate cũng là một lựa chọn đáng cân nhắc cho những người thích dùng vật liệu gỗ cho không gian phòng tắm. Với lớp phủ Laminate trên bề mặt, loại sàn gỗ này có độ bền tương đối cao, có thể dùng cho sàn phòng tắm nếu có biện pháp phòng ngừa, bảo vệ các tấm gỗ bên dưới khỏi độ ẩm. Sử dụng loại keo chuyên dụng sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.
Ưu điểm
- Dễ lau chùi, khả năng chống ẩm tốt hơn so với gỗ tự nhiên.
Nhược điểm
- Sàn gỗ Laminate vẫn bị thấm nước sau một thời gian sử dụng nên độ bền không cao, lớp Laminate phủ phía trên cũng dễ bị bong tróc, buộc phải thay thế.
Trên đây là gợi 5 loại vật liệu lát sàn phòng tắm phổ biến nhất hiện nay để bạn đọc có nhu cầu quan tâm tham khảo. Thị trường vật liệu lát sàn phòng tắm hiện nay rất đa dạng về mẫu mã, chủng loại và thiết kế để các gia chủ thoải mái lựa chọn sao cho phù hợp với mục đích, sở thích và ngân sách của mình.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Bài viết mới nhất
- Mê mệt trước căn villa 500m2 mang phong cách hiện đại, sở hữu 2 mặt tiền sang trọng
- Nữ giám đốc tự tay thiết kế căn hộ sang chảnh tông màu đen trắng
- Nội thất căn hộ Duplex rộng 360m2 có sân vườn "siêu đỉnh" ở Hà Nội
- Nhà chóp nón 8x20m - không gian sống “thảnh thơi” của gia chủ tại Nghệ An.
- 11 phong cách thiết kế nội thất cho nhà ở và văn phòng được ưa chuộng nhất
- 45+ ý tưởng trang trí cửa sổ không bao giờ lỗi mốt
- Ngắm căn hộ 54 m2 của cô nàng độc thân: Rộng bất ngờ nhờ mẹo làm nội thấ
- Những mẫu thiết kế tủ bếp hiện đại, độc đáo
- Những món đồ dùng thú vị nên trang bị cho ngôi nhà vào mùa đông
- Biến phòng nhỏ trở nên rộng rãi hơn với 7 thủ thuật đánh lừa thị giác
- Bao lâu nên giặt chăn, ga, gối, đệm một lần?
- Kệ mở - trông thì thời thượng nhưng lại là nỗi ác mộng với người ưa gọn gàng
- Tìm hiểu phong cách Hitech - Đón đầu xu hướng nội thất của tương lai
- Bí quyết chọn thảm chuẩn, đẹp cho từng không gian trong nhà
- 9 sai lầm thiết kế nội thất khiến nhà bạn chẳng thể tiện nghi, ấm cúng