Kệ mở - trông thì thời thượng nhưng lại là nỗi ác mộng với người ưa gọn gàng
Thứ năm - 17/06/2021 23:04
Kệ mở trở thành xu hướng trang trí nhà phổ biến trong thời gian gần đây nhưng trên thực tế, bạn sẽ phải dọn dẹp, lau chùi thường xuyên hơn vì sự bừa bộn, lộn xộn dễ dàng bị lộ ra với kiểu lưu trữ này.
Nhiều năm trở lại đây, những chiếc kệ, giá lưu trữ với thiết kế mở được nhiều người lựa chọn khi trang trí nhà bởi cảm giác phóng khoáng, cởi mở mà nó mang lại cho không gian sống. Tuy nhiên, nếu có ý định lắp đặt giá, kệ mở, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng và chắc rằng bản thân mình có thể dành nhiều thời gian để chăm chút cho ngôi nhà.
Ưu điểm của kệ mở
Xét về tính tiện dụng, kệ mở cho phép bạn dễ dàng lưu trữ và lấy được món đồ mình cần mà không phải mất thời gian mở các cánh cửa tủ trước đó. Đặc biệt, nếu là một người bận rộn, lựa chọn thiết kế kệ mở giúp bạn cắt giảm đáng kể thời gian tìm đồ.
Xét về tính thẩm mỹ, kệ mở mang lại vẻ đẹp riêng biệt cho không gian sống. Đây sẽ là nơi để bạn phô bày bát đĩa, lọ hoa, lọ đựng gia vị và cả đồ trang trí. Kiểu thiết kế kệ mở luôn được ưa chuộng vì cảm giác phóng khoáng, cởi mở mà nó mang lại, nhất là với những không gian chật hẹp.
Cuối cùng, nhờ giảm thiểu được diện tích lắp đặt cánh tủ, vách chia ngăn nên kệ mở khiến không gian lưu trữ dôi ra đáng kể. Nó còn được coi là một giải pháp tuyệt vời cho những góc khó xử lý, cho phép chúng ta tận dụng triệt để các "góc chết" trong nhà một cách sáng tạo.
Nhược điểm của kệ mở
Tuy nhiên, kệ mở cũng tồn tại nhiều nhược điểm mà chúng ta chỉ nhận ra khi đi vào sử dụng. Thực tế là không phải không gian nào cũng phù hợp để lắp đặt kệ mở. Đôi khi, kệ mở khiến căn phòng trông bừa bộn, mất thẩm mỹ vì những món đồ lộn xộn, không đồng bộ chất đống trên kệ. Do vậy, nếu nhà bạn có quá nhiều đồ lặt vặt thì không nên dùng kệ mở mà một chiếc tủ có cánh lại là lựa chọn hợp lý hơn cả vì nó cho phép bạn "giấu" đi mọi thứ bừa bộn phía sau cánh tủ.
Mặt khác, kệ mở đòi hỏi chúng ta thường xuyên phải lau bụi để giữ cho mọi thứ luôn sạch sẽ. Các khoang lưu trữ mở không có cánh và cả vật dụng trên kệ cũng dễ bám bẩn hơn, đặc biệt với những gia đình có quá nhiều đồ đạc. Chưa kể, với kệ mở trong bếp, hơi dầu mỡ sẽ bay lên và bám vào bát đĩa, ly cốc mỗi khi bạn nấu nướng. Do vậy, hãy cân nhắc kỹ lưỡng khi có dự định lắp đặt kệ mở trong bếp.
Ngoài ra, kệ mở khiến đồ đạc dễ rơi, đổ và nhanh hỏng hóc hơn so với kiểu tủ kín. Vì thế mà gia đình có trẻ nhỏ không nên dùng kệ mở để tránh trường hợp những vật dụng trên kệ có thể rơi xuống và gây nguy hiểm cho bé.
Lưu ý khi bài trí kệ mở
Trong trường hợp bạn vẫn yêu thích thiết kế này thì lời khuyên là nên áp dụng với quy mô nhỏ hơn thay vì toàn bộ hệ thống lưu trữ trong nhà. Chỉ nên bố trí 1-2 chiếc kệ mở cỡ nhỏ và bày biện những món đồ mang tính trang trí như những chiếc đĩa với hoa văn lạ mắt, bình hoa có hình dáng độc đáo hay bộ ly tách được biếu/tặng... để tạo điểm nhấn cho không gian sống. Ngoài ra, bạn cũng có thể thay thế kệ mở bằng kiểu tủ kín kết hợp cánh kính trong suốt. Thiết kế này vẫn tạo được cảm giác thoáng đãng, nhẹ nhàng tương tự kệ mở trong khi đảm bảo được sự gọn gàng, ngăn nắp cho không gian và hạn chế bám bụi bẩn, dầu mỡ bám vào vật dụng. Để kệ mở luôn tiện lợi mà vẫn gọn gàng, đẹp mắt, khi bài trí kệ, cần lưu ý những điều sau:
- Đảm bảo tính đồng nhất
Kệ mở phải có sự đồng nhất về màu sắc, chất liệu, kiểu dáng với tổng thể nội thất gỗ trong nhà nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ, tránh chắp vá, thêm nếm tùy tiện gây mất thẩm mỹ tổng thể.
- Lựa chọn đồ đạc bài trí trên kệ
Nằm trong hệ thống lưu trữ gia đình nên tất nhiên, kệ mở được sử dụng để đặt, cất đồ đạc, vật dụng nhưng để đảm bảo tính thẩm mỹ thì bạn cần có chiến lược lựa chọn những món đồ sẽ đặt ở đây. Thông thường, không nên đặt các vật dụng quá cồng kềnh như xoong, nồi, chảo, bát... mà chỉ nên là một số vật dụng nhỏ, mang tính chất trang trí như đĩa, ly, lọ hoa, bộ lọ đựng gia vị, tranh ảnh, đồ decor...
- Trọng lượng đồ đạc phù hợp với cấu trúc kệ
Giống như hệ thống tủ, ngăn kéo, bạn nên lựa chọn các loại đồ vật có trọng lượng, hình khối phù hợp với kích cỡ, cấu trúc kệ. Có như vậy mới đảm bảo được độ bền và phát huy tối đa chức năng của kệ mở.
Nhiều năm trở lại đây, những chiếc kệ, giá lưu trữ với thiết kế mở được nhiều người lựa chọn khi trang trí nhà bởi cảm giác phóng khoáng, cởi mở mà nó mang lại cho không gian sống. Tuy nhiên, nếu có ý định lắp đặt giá, kệ mở, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng và chắc rằng bản thân mình có thể dành nhiều thời gian để chăm chút cho ngôi nhà.
Ưu điểm của kệ mở
Xét về tính tiện dụng, kệ mở cho phép bạn dễ dàng lưu trữ và lấy được món đồ mình cần mà không phải mất thời gian mở các cánh cửa tủ trước đó. Đặc biệt, nếu là một người bận rộn, lựa chọn thiết kế kệ mở giúp bạn cắt giảm đáng kể thời gian tìm đồ.
Xét về tính thẩm mỹ, kệ mở mang lại vẻ đẹp riêng biệt cho không gian sống. Đây sẽ là nơi để bạn phô bày bát đĩa, lọ hoa, lọ đựng gia vị và cả đồ trang trí. Kiểu thiết kế kệ mở luôn được ưa chuộng vì cảm giác phóng khoáng, cởi mở mà nó mang lại, nhất là với những không gian chật hẹp.
Cuối cùng, nhờ giảm thiểu được diện tích lắp đặt cánh tủ, vách chia ngăn nên kệ mở khiến không gian lưu trữ dôi ra đáng kể. Nó còn được coi là một giải pháp tuyệt vời cho những góc khó xử lý, cho phép chúng ta tận dụng triệt để các "góc chết" trong nhà một cách sáng tạo.
Nhược điểm của kệ mở
Tuy nhiên, kệ mở cũng tồn tại nhiều nhược điểm mà chúng ta chỉ nhận ra khi đi vào sử dụng. Thực tế là không phải không gian nào cũng phù hợp để lắp đặt kệ mở. Đôi khi, kệ mở khiến căn phòng trông bừa bộn, mất thẩm mỹ vì những món đồ lộn xộn, không đồng bộ chất đống trên kệ. Do vậy, nếu nhà bạn có quá nhiều đồ lặt vặt thì không nên dùng kệ mở mà một chiếc tủ có cánh lại là lựa chọn hợp lý hơn cả vì nó cho phép bạn "giấu" đi mọi thứ bừa bộn phía sau cánh tủ.
Mặt khác, kệ mở đòi hỏi chúng ta thường xuyên phải lau bụi để giữ cho mọi thứ luôn sạch sẽ. Các khoang lưu trữ mở không có cánh và cả vật dụng trên kệ cũng dễ bám bẩn hơn, đặc biệt với những gia đình có quá nhiều đồ đạc. Chưa kể, với kệ mở trong bếp, hơi dầu mỡ sẽ bay lên và bám vào bát đĩa, ly cốc mỗi khi bạn nấu nướng. Do vậy, hãy cân nhắc kỹ lưỡng khi có dự định lắp đặt kệ mở trong bếp.
Ngoài ra, kệ mở khiến đồ đạc dễ rơi, đổ và nhanh hỏng hóc hơn so với kiểu tủ kín. Vì thế mà gia đình có trẻ nhỏ không nên dùng kệ mở để tránh trường hợp những vật dụng trên kệ có thể rơi xuống và gây nguy hiểm cho bé.
Lưu ý khi bài trí kệ mở
Trong trường hợp bạn vẫn yêu thích thiết kế này thì lời khuyên là nên áp dụng với quy mô nhỏ hơn thay vì toàn bộ hệ thống lưu trữ trong nhà. Chỉ nên bố trí 1-2 chiếc kệ mở cỡ nhỏ và bày biện những món đồ mang tính trang trí như những chiếc đĩa với hoa văn lạ mắt, bình hoa có hình dáng độc đáo hay bộ ly tách được biếu/tặng... để tạo điểm nhấn cho không gian sống. Ngoài ra, bạn cũng có thể thay thế kệ mở bằng kiểu tủ kín kết hợp cánh kính trong suốt. Thiết kế này vẫn tạo được cảm giác thoáng đãng, nhẹ nhàng tương tự kệ mở trong khi đảm bảo được sự gọn gàng, ngăn nắp cho không gian và hạn chế bám bụi bẩn, dầu mỡ bám vào vật dụng. Để kệ mở luôn tiện lợi mà vẫn gọn gàng, đẹp mắt, khi bài trí kệ, cần lưu ý những điều sau:
- Đảm bảo tính đồng nhất
Kệ mở phải có sự đồng nhất về màu sắc, chất liệu, kiểu dáng với tổng thể nội thất gỗ trong nhà nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ, tránh chắp vá, thêm nếm tùy tiện gây mất thẩm mỹ tổng thể.
- Lựa chọn đồ đạc bài trí trên kệ
Nằm trong hệ thống lưu trữ gia đình nên tất nhiên, kệ mở được sử dụng để đặt, cất đồ đạc, vật dụng nhưng để đảm bảo tính thẩm mỹ thì bạn cần có chiến lược lựa chọn những món đồ sẽ đặt ở đây. Thông thường, không nên đặt các vật dụng quá cồng kềnh như xoong, nồi, chảo, bát... mà chỉ nên là một số vật dụng nhỏ, mang tính chất trang trí như đĩa, ly, lọ hoa, bộ lọ đựng gia vị, tranh ảnh, đồ decor...
- Trọng lượng đồ đạc phù hợp với cấu trúc kệ
Giống như hệ thống tủ, ngăn kéo, bạn nên lựa chọn các loại đồ vật có trọng lượng, hình khối phù hợp với kích cỡ, cấu trúc kệ. Có như vậy mới đảm bảo được độ bền và phát huy tối đa chức năng của kệ mở.
Những tin mới hơn
- Bao lâu nên giặt chăn, ga, gối, đệm một lần? (17/06/2021)
- Biến phòng nhỏ trở nên rộng rãi hơn với 7 thủ thuật đánh lừa thị giác (17/06/2021)
- 45+ ý tưởng trang trí cửa sổ không bao giờ lỗi mốt (11/08/2021)
- 11 phong cách thiết kế nội thất cho nhà ở và văn phòng được ưa chuộng nhất (11/08/2021)
- Nội thất căn hộ Duplex rộng 360m2 có sân vườn "siêu đỉnh" ở Hà Nội (15/08/2021)
Bài viết mới nhất
- Mê mệt trước căn villa 500m2 mang phong cách hiện đại, sở hữu 2 mặt tiền sang trọng
- Nữ giám đốc tự tay thiết kế căn hộ sang chảnh tông màu đen trắng
- Nội thất căn hộ Duplex rộng 360m2 có sân vườn "siêu đỉnh" ở Hà Nội
- Nhà chóp nón 8x20m - không gian sống “thảnh thơi” của gia chủ tại Nghệ An.
- 11 phong cách thiết kế nội thất cho nhà ở và văn phòng được ưa chuộng nhất
- 45+ ý tưởng trang trí cửa sổ không bao giờ lỗi mốt
- Ngắm căn hộ 54 m2 của cô nàng độc thân: Rộng bất ngờ nhờ mẹo làm nội thấ
- Những mẫu thiết kế tủ bếp hiện đại, độc đáo
- Những món đồ dùng thú vị nên trang bị cho ngôi nhà vào mùa đông
- Biến phòng nhỏ trở nên rộng rãi hơn với 7 thủ thuật đánh lừa thị giác
- Bao lâu nên giặt chăn, ga, gối, đệm một lần?
- Kệ mở - trông thì thời thượng nhưng lại là nỗi ác mộng với người ưa gọn gàng
- Tìm hiểu phong cách Hitech - Đón đầu xu hướng nội thất của tương lai
- Bí quyết chọn thảm chuẩn, đẹp cho từng không gian trong nhà
- 9 sai lầm thiết kế nội thất khiến nhà bạn chẳng thể tiện nghi, ấm cúng