Ý nghĩa lưỡng long chầu nguyệt trong văn hóa tâm linh Việt Nam

Thứ bảy - 09/04/2022 23:50

1. Lưỡng long chầu nguyệt là gì

Lưỡng Long Chầu Nguyệt hay Rồng chầu mặt nguyệt là biểu tượng hai con rồng uốn lượn đối diện nhau. Ở giữa là hình tròn tượng trưng cho mặt trăng – Nguyệt. Mỗi nơi hình dạng rồng và mặt nguyệt sẽ có những biến thể khác nhau tùy vào bàn tay của người thiết kế. Có thể kết hợp thêm các họa tiết khác như sen; hạc; vân mây…nhưng chi tiết chính vẫn là đôi rồng và mặt trăng.

Rồng

Rồng đối với văn hóa tâm linh châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng đều là một trong tứ linh; thần vật có sức mạnh cao nhất; là biểu tượng của bậc đế vương; vua chúa trong lịch sử. Rồng có sức mạnh của cả hai thái cực âm – dương và là sức mạnh tổng hòa của vũ trụ tự nhiên. Lưỡng long tức là một đôi rồng thể hiện cho sức mạnh cân bằng một âm một dương.

Bên cạnh đó; lưỡng long chầu nguyệt là hình ảnh rồng Việt Nam khác biệt hoàn toàn với rồng các nước châu Á khác. So với rồng Trung Hoa chân thường cầm ngọc; uốn mình theo hình âm dương thái cực và có dáng đứng. Rồng Việt Nam có kích thước dài và thân mình mềm mại; uyển chuyển. Rồng đại diện cho Việt Nam rõ ràng nhất là rồng thời Lý; nên rồng trong lưỡng long chầu nguyệt có thể không có vảy hoặc nếu nó sẽ là vảy nhỏ, mịn. Thân rồng luôn luôn được uống sóng nước thành 12 khúc tương đương với 12 tháng trong năm. 12 khúc uốn lượn này vừa thể hiện được độ dài các tháng trong năm vừa nói lên sự biến đổi cả thời tiết và mùa màng.

Rồng đối với tâm linh ở Việt Nam có vai trò rất quan trọng đối với nông nghiệp. Cụ thể hơn là nền văn minh lúa nước Đại Việt. Khi đó khoa học công nghệ chưa phát triển; năng suất của mùa màng phụ thuộc 100% vào thời tiết tự nhiên; nên người ta thờ phụng rồng để cầu mong một năm có được mưa thuận gió hòa; mùa màng bội  thu. Với khả năng điều khiển lượng mưa và gió bão; rồng chính là vai trò quyết định đời sống của nhân dân.

Trăng

Trăng trong lưỡng long chầu nguyệt là biểu tượng của thánh thần; là đại điện cho năng lượng tâm linh của con người. Mặt Trăng có ý nghĩa rất sâu xa đối với người Việt cổ nên từ lâu; người ta đã thờ phụng. Không chỉ để dự báo thời tiết; mặt trăng còn được dùng để tiên đoán vận mệnh của một quốc gia. Thời điểm trăng rõ ràng nhất và tròn nhất trong mùa thu; nếu như màu sắc trăng ngả về màu xanh thì năm đó sẽ có thiên tai bão lũ. Nếu trăng vàng sáng rực rỡ; có ánh cam thì đất nước sẽ được bình an, vững mạnh. Hầu như các nước phong kiến châu Á đều cho rằng vua đại diện cho mặt trời; mặt trăng đại diện cho hoàng hậu.

Nông nghiệp thời xa xưa và mặt trăng có mối liên hệ rất mật thiết. Vào rằm tháng 8 lúc trăng tròn nhất trong năm cũng là vào nông nhàn; khi người dân đã thu hoạch xong xuôi và gieo cấy mùa vụ mới. Người ta bày biện trái cây và đồ ăn bánh kẹo ra trước sân nhà để cùng gia đình ngắm trăng. Gia đình đoàn tụ quây quần bên mâm cỗ; kỷ niệm không khí gia đình đầm ấm dưới ánh trăng vàng ấm áp trong lúc thảnh thơi hiếm hoi trong cuộc sống.

2. Ý nghĩa của lưỡng long chầu nguyệt

Trong tâm linh

Lưỡng long chầu nguyệt thể hiện sức mạnh của thiên nhiên vũ trụ. Hình ảnh rồng trên các mái đình, đền, chùa, miếu, lưỡng long quay đầu hướng về mặt trăng. Thân hình uốn lượn 12 khúc, mắt hướng lên đầu hạ thấp biểu thị sự thuần phục. Ý chỉ sức mạnh tâm linh thần phục tự nhiên – vũ trụ. Một số biểu tượng lưỡng long chầu nguyệt mặt trăng còn được trang trí thêm ánh lửa, hoa sen, vân mây,… để làm tăng thêm phần tâm linh cao quý. Ở một số ngôi chùa mặt nguyệt có thể được thay thế bằng bánh xe Pháp Luân – đại điện cho chân lý Phật Pháp. Từ ngày xưa hình tượng Lưỡng Long Chầu Bánh Xe Pháp Luân đã được tạc khắc trên các chùa chiền miếu đền;  đem lại may mắn và trấn yểm sự linh thiêng của chùa chiền.

Trong phong thủy

Trong phong thủy, lưỡng long chầu nguyệt đem lại vận khí dồi dào, thu hút may mắn và thịnh vượng. Chính vì vậy nên khi sử dụng những đồ vật trang trí hay thờ cúng gia chủ cần lưu ý vị trí sắp xếp trong nhà. Nhiều nhà nhiên cứu phong thủy tâm linh đã chứng minh rằng luồng sinh khi mà lưỡng long chầu nguyệt mang lại xuất phát từ hướng đông. Cho nên lưỡng long chầu nguyệt phải được đặt ở vị trí cao nhất đến đón ánh sáng bình minh đầu tiên. Trong nhà thì bài trí các vật dụng có biểu tượng lưỡng long chầu nguyệt hay lưỡng long chầu mặt nguyệt gia chủ nên:

  • Bất kỳ tranh gỗ hay tượng gỗ, tượng đồng có biểu tượng rồng thì đặt ở hướng Đông.
  • Không nên đặt trong phòng ngủ vì phòng ngủ là nơi nghỉ ngơi; riêng tư không phù hợp với những biểu tượng tâm linh
  • Sử dụng lưỡng long chầu nguyệt trong phần mộ gia tiên để chấn yểm linh khí.
  • Nên lựa chọn các sản phẩm hoành phi câu đối; màn chiếu có rồng chầu mặt nguyệt để tăng thêm sức mạnh thu hút vận khí tốt vào nhà
  • Sử dụng Rồng đặt trong vườn nhà hoặc nhà thờ tổ
  • Rồng phù hợp với người đàn ông; nên bài trí ở phòng khách; phòng làm việc để công việc kinh doanh thuận lợi.

Lời kết

Có thể thấy hình tượng lưỡng long chầu nguyệt có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống tâm linh của người Việt Nam. Dù là trong xã hội phong kiến hay hiện đại ngày nay; người ta vẫn hết sức trân trọng và giữ gìn những di sản văn hóa này. Hình ảnh rồng uốn lượn 12 khúc và mặt trăng chiếu rọi đã in sâu vào trong tâm trí người Việt Nam mỗi khi nghĩ đến những nơi linh thiêng như đình chùa.

Vừa rồi là những thông tin Thư Viện Gỗ đã tổng hợp được; hy vọng giúp bạn hiểu hơn về ý nghĩa lưỡng long chầu nguyệt trong văn hóa tâm linh Việt Nam. Cảm ơn bạn đã theo dõi!