Năm Dần nói chuyện bí ẩn Hà đồ - Lạc thư trong tranh thờ Ngũ Hổ

Thứ năm - 03/02/2022 08:31

Empty

Trong tục thờ của dân gian, nhiều gia đình thờ tranh Ngũ hổ nhưng cũng có gia đình chỉ thờ một tượng hổ hoặc tranh có một hổ. Có sự khác biệt đó là do sự khác nhau ở mạng vận của gia chủ thuộc hành nào trong Ngũ hành.Ví dụ gia chủ mạng Hỏa có thể thờ Ông mầu đỏ hoặc xanh… với mong muốn có được sức mạnh siêu nhiên phù hộ cho gia trạch bình an, gần lành, tránh dữ. Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian cho rằng, tục thờ này bắt nguồn từ cuộc sống nguyên thủy khi con người còn sống trong điều kiện săn bắt, hái lượm hoặc giai đoạn đầu của cuộc sống nông nghiệp. Khi đó hổ chính là sức mạnh thiên nhiên gần gũi và là tai họa đối với con người do đó con người thờ hổ.

Có người giải thích từ “Ông Ba mươi” xuất phát từ việc ở một vùng miền núi ngày xưa có hổ hay làm hại người. Quan huyện sở tại treo giải ba mươi quan tiền cho ai giết được một con hổ. Tên gọi này ra đời từ đó.

Từ những nhận định này, để giải thích màu sắc của các “Ông Ba mươi” người ta cho rằng, trong thiên nhiên hổ vàng đông hơn cả nên được vẽ to và ở giữa tranh. Hổ đen và hổ trắng là sự tả thực hai loại hổ hiếm vốn có trên thực tế do biến dị sắc tố. Còn hổ đỏ và xanh lá cây là để cho đẹp và tạo sư cân đối cho bức tranh. Cách giải thích này không lí giải được một số vấn đề liên quan trực tiếp trong bức tranh, chưa nói đến những vấn đề liên quan khác trong đời sống văn hóa dân gian. Vì thế, không thể hiểu bức tranh theo ý nghĩa trên.

Tranh ngũ Hổ là một bức tranh mang trong mình những nội dung và ý nghĩa quan trọng về lý học cổ Đông phương được nhiều nhà văn hóa dày công nghiên cứu.

Phần III cuốn “Tìm về cội nguồn Kinh dịch” của tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã phân tích sự bí ẩn của Lạc thư, Hà đồ và sự liên hệ sự tích “Con rồng, cháu tiên” của người Lạc Việt liên hệ với Hà Đồ, Lạc thư và bức tranh Ngũ hổ trong văn hóa truyền thống Việt Nam.

Theo tác giả Tuấn Anh, bức tranh có hình ảnh Tổ phụ Lạc Long Quân – tức Vua Rồng Lạc Việt biểu tượng của sức mạnh vũ trụ và Tổ mẫu Âu Cơ – dòng dõi của Tiên biểu tượng của sức mạnh trí tuệ của con người.Cuộc hôn nhân của hình tượng Rồng và Tiên là một biểu tượng của sự kết hợp sức mạnh vũ trụ với trí tuệ siêu việt của con người. Đây còn là sự hòa hợp Âm – Dương . Âm – là một khái niệm trong phạm trù Âm – Dương mô tả một trạng thái xuất hiện có nguồn gốc từ Thái Cực khi phân biệt giữa hai trạng thái khởi nguyên của Vũ Trụ - Lương nghi. Trong đó Lưỡng nghi là mô tả trạng thái tồn tại của thực tế sau Thái Cực

Cuộc hôn nhân giữa Rồng và Tiên đã sinh được 100 trứng là biểu tượng của tổng độ số Lạc thư Hà Đồ. 100 trứng nở ra 100 người con trai (không có con gái) bởi vì đây là giá trị của trí tuệ - thuộc Dương nên lấy hình tượng con trai (Dương). Sau đó 50 người con trai trong tổng độ số Lạc thư, Hà Đồ theo mẹ (Âm) là biểu tượng cho 50 vòng tròn màu đen trong tổng độ số Lạc thư, Hà đồ. Trong Âm có Dương nên 50 người con theo mẹ (âm) lên Núi (Dương); 50 người con theo cha (Dương) là biểu tượng của 50 vòng tròn màu trắng trong tổng độ số Lạc thư, Hà đồ. Trong Dương có Âm nên 50 người con theo cha xuống biển (âm).

Empty

Tác giả Tuấn Anh đã chứng minh bức tranh thờ Ngũ hổ có xuất xứ từ một nền văn minh rất tiên tiến. Việc đưa hình tượng vào tranh dân gian để lưu truyền tính minh triết có nền tảng là học thuyết vũ trụ quan cổ là thuyết Âm Dương Ngũ hành thì đương nhiên nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, xuyên suốt và gắn bó trực tiếp đến đời sống nhân sinh. Hình tượng Hổ và màu sắc của mỗi hổ là một biểu tượng được thể hiện cho sự vận động của Ngũ hành, chứ không phải là nguyên nhân của tục thờ hổ.

Theo thuyết Âm Dương Ngũ hành: Ngũ hành (năm hành) chính biểu chưng đại diện cho dạng tồn tại, và là sự vận động vật chất từ khởi nguyên của vũ trụ sau khi có phân biệt Âm Dương. Mỗi hành có một màu đặc trưng: hành Hỏa màu đỏ; hành Thủy màu đen; hành Thổ màu Vàng; hành Kim màu trắng; hành Mộc màu xanh lá cây. Cũng theo thuyết Âm Dương Ngũ hành, hành Thổ là sự qui tàng của bốn hành kia (vạn vật quy ư thổ) trong chu kì vận động của Ngũ hành. Đó là nguyên nhân tạo màu trong tranh thờ Ngũ hổ và là nguyên nhân tại sao Hổ Vàng ở giữa và lớn hơn cả. Nhưng hình tượng trong tranh Ngũ hổ cũng không chỉ có như vậy, nó còn thể hiện cho nội dung của hai đồ hình bí ẩn nhất trong văn hóa Đông phương cổ. Đó là đồ hình Lạc thư và Hà đồ.

Bức tranh Ngũ Hổ dân dã của người Lạc Việt mang nội dung hoàn chỉnh và hướng tới ý nghĩa đích thực của Hà đồ Lạc thư – đồ hình căn bản của nền lý học cổ Đông phương, điều này bổ sung cho một trong những hàm nghĩa của truyền thuyết Con rồng, cháu Tiên.

Khi chồng đồ hình cửu cung lên hai bức tranh Ngũ hổ của làng Đông Hồ và Hàng Trống sẽ thấy một sự trùng khớp như sau: Tranh Ngũ hổ làng Đông Hồ có chiều Ngũ hành tương khắc như trong đồ hình của Lạc thư. Tranh Ngũ hổ Hàng Trống có chiều Ngũ hành tương sinh như trong đồ hình của Hà đồ. Trong tranh Ngũ hổ Đông Hồ thì Hổ vàng ở giữa, chân trước đặt lên hòm ấn có khắc sáu vạch. Khi qquay vuông 900 có thể nhận thấy đây là kí hiệu của quẻ Bát thuần Càn trong Kinh Dịch. Quẻ Bát thuần Càn là biểu tượng của cực Dương. Ý nghĩa kí hiệu này cho thấy những vấn đề sau:

- Lạc thư thuộc Dương (tổng độ số chấm trắng thuộc Dương trong Lạc thư là 25 trội hơn tổng độ số chấm đen trong Lạc thư là 20).

- Lạc thư thuộc Dương qua kí hiệu quẻ Bát thuần Càn cho nên phải có trước Hà đồ.

- Ký hiệu quẻ Bát thuần Càn trong Lạc thư cho thấy:

+ Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là nền tảng căn bản của Kinh Dịch.

+ Kí hiệu Dịch đặt trên hòm ấn đóng kín được bảo vệ bằng một sức mạnh siêu nhiên qua hình tượng Ngũ hổ cho thấy những bí ẩn của Kinh Dịch chỉ có thể tìm được trong sự vận động của vũ trụ theo thuyết Âm Dương Ngũ hành.

- Những hình tượng như: Mặt trời, năm lá cờ ngũ sắc và năm thanh kiếm có trong tranhNgũ hổ Đông Hồ cũng như Hàng Trống sẽ được giải mã chung ở phần sau.

Empty

Tranh Ngũ Hổ Đông Hồ và Lạc Thư cửu cung (Chiều Ngũ hành tương khắc ngược kim đồng hồ)

Empty

Tranh Ngũ Hổ Hàng Trống và cửu cung Hà Đồ (Chiều Ngũ hành tương sinh thuận kim đồng hồ)

Tranh Ngũ hổ Hàng Trống và tranh Ngũ hổ Đông Hồ đều có những hình tượng: Mặt trời đỏ, năm lá cờ ngũ sắc và năm thanh kiếm. Những hình tượng này lần lượt thể hiện những ý nghĩa như sau:

- Mặt trời đỏ là biểu tượng của Thái cực và xuất xứ phương Nam (phương Nam màu đỏ theo thuyết Ngũ hành) của nền văn hóa Đông phương. Hay nói một cách khác, chính nền văn minh Lạc Việt là cội nguồn của thuyết Âm Dương Ngũ hành và những kí hiệu của Dịch học chính là một siêu công thức của học thuyết này.

- Hình ảnh của cờ lệnh và kiếm trong hai tranh Ngũ hổ thể hiện sức mạnh của tự nhiên trong qui luật vận động của Âm Dương Ngũ hành, chi phối sự vận động của vũ trụ và sự tương tác với Trái đất. Trong Kinh Dịch – Thuyết quái truyện đã sử dụng từ “lệnh” khi nói đến sự vận động của bốn mùa. Đương nhiên muốn ra lệnh phải có quyền lực thể hiện bằng ấn kiếm và cờ tiết.

Những nội dung của hai tranh thờ Ngũ hổ đã trình bày ở trên cho thấy nguồn gốc của nó không thể bắt đầu từ khi có lịch sử làng tranh Đông Hồ và Hàng Trống – tức là chỉ khoảng vài trăm năm nay – mà đã tồn tại từ rất lâu trong lịch sử văn hiến Lạc Việt. Bằng chứng thuyết phục nhất cho nhận xét này chính là dấu ấn của chòm sao Tiểu Hùng Ti nh trên tranh thờ Ngũ hổ Hàng Trống. Dấu ấn này không chỉ có trong tranh Ngũ Hổ Hàng Trống mà trong các tranh Hổ khác cũng có.

ho trang

Dấu ấn thiên văn học trong tranh thờ ngũ hổ và sự liên hệ Hà đồ, Lạc thư

Khó có thể phủ nhận những chấm có trên tranh Ngũ hổ là một sự ngẫu nhiên do người vẽ tùy hứng chấm thêm vào. Bởi vì đây là một bức tranh được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Chứng tỏ những chấm này là biểu tượng được lựa chọn có ý thức của tác giả những bức tranh. Sự liên hệ với những vấn đề liên quan cho nội dung của Hà đồ Lạc thư về sự vận hành các vì sao trong Thiên hà và trong Thái Dương hệ đã chứng tỏ nó chính là biểu tượng của chòm sao Tiểu Hùng Tinh, chính là sự liên hệ và lí giải hợp lí với những vấnđề liên quan đến nó. Chúng ta cũng dễ đàng nhận thấy những chấm trên lưng ông Khiết/cụ Khiết hoàn toàn trùng khớp với bố cục chòm sao Tiểu Hùng tinh. Sự liên hệ này đã cho thấy biểu tượng của chòm sao Tiểu Hùng tinh trên ông Khiết và trong tranh Ngũ Hổ Việt Nam phải có cùng cội nguồn văn hóa. Chứng tỏ nó phải tồn tại từ rất lâu trong nền văn minh Văn Lang một thời bao trùm lên miền nam sông Dương Tử. Ông Khiết biểu tượng của nền văn minh Khoa đẩu với tri kiến vũ trụ quan kì vĩ.

 

Sự tương quan giữa chòm sao Tiểu Hùng Tinh và biểu tượng trên tranh Ngũ Hổ và Ông Khiết

Tất cả những hình tượng trong hai tranh Ngũ Hổ đã cho thấy xuất xứ từ rất lâu đời của hai tranh này. Từ đó cho chúng ta một cơ sở để kết luận rằng Hà đồ và Lạc thư là một thực tế đã tồn tại từ rất lâu trong nền văn minh cổ Đông phương, cụ thể là trong nền văn minh Lạc Việt. Khi nước Văn Lang sụp đổ nó cũng mang theo những di sản văn hóa bí ẩn, khó hiểu.

Phạm Hùng – Nhà nghiên cứu Lý học Đông phương